Vaccine COVID-19 dạng “xịt” có hiệu quả như thế nào?
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW giải đáp về tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần / "Bí ẩn" hội chứng "áo choàng trắng” khi tiêm vaccine COVID-19
Theo một số nghiên cứu, các loại vaccine được sử dụng rộng rãi ở thời điểm hiện tại có thể bị suy giảm về hiệu quả khi đối mặt với những biến thể mới xuất hiện. Chính vì vậy giới y khoa trên toàn cầu nhanh chóng tìm ra những vaccine mới cải tiến về cả hiệu quả và phương thức sử dụng, nhằm tạo thành lớp bảo vệ mạnh mẽ và linh hoạt hơn, trong đó có vaccine dạng “xịt”. Loại vaccine này được phát triển bởi công ty Bharat Biotech với cách sử dụng vô cùng đơn giản và tiện lợi, khác hoàn toàn so với những loại vaccine khác hiện hành. Hiện nay, loại vaccine này đã được phê duyệt để đưa vào giai đoạn thử nghiệm thứ 2 và 3.
Trong khi các liều vaccine hiện tại được cơ thể tiếp nhận bằng cách tiêm trực tiếp vào bắp tay, thì loại vaccine mang thương hiệu Bharat Biotech này lại có thể dùng theo dạng xịt trực tiếp vào mũi. Theo các nhà nghiên cứu cho biết, cách sử dụng này có thể kích thích các niêm mạc và mô ướt ở mũi, miệng, phổi và đường tiêu hóa trực tiếp hơn, từ đó chống lại sự xâm nhập của virus nhanh hơn và hiệu quả hơn so với việc tiêm vào bắp tay thông thường.
Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng vaccine dạng xịt này có thể cung cấp khả năng miễn dịch tương tự như khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, đồng thời cho hiệu quả cao hơn ở một số nhóm đối tượng nhất định. Đặc biệt, với khả năng phát triển một loại miễn dịch độc nhất không có trong trường hợp tiêm vào bắp tay, vaccine dạng xịt còn đang được điều chỉnh để có thể chống lại biến thể Delta mạnh hơn các loại vaccine hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chưa dừng lại ở đó, loại vaccine này cũng ít gây khó chịu hơn so với các loại vaccine tiêm, hạn chế rủi ro khi sử dụng cho trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân nhiễm HIV hoặc nhóm đối tượng đã có bệnh lý nền từ trước đó.
Tuy vậy, vaccine dạng xịt cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định về mặt hiệu quả sử dụng như thời gian bảo vệ ngắn hơn so với các loại vaccine tiêm hiện hành.
Hiện nay ngoài Ấn Độ, ba quốc gia khác cũng đang tập trung phát triển loại vaccine dạng xịt này. Altimmune – một công ty của Mỹ đang nghiên cứu loại vaccine mũi có tên AdCOVID. Tại Anh, vaccine dạng xịt Codagenix đã bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và đang được hỗ trợ bởi Viện Huyết thanh Ấn Độ. Loại thứ ba được thử nghiệm trong dự án chung của một nhóm các trường đại học tại Trung Quốc, đã bắt đầu từ tháng 11 năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
(Ảnh: Manjurul / Getty Images)