Đời sống

Hóa ra đây là thứ rau 'bổ nội tạng', xưa kia chỉ dùng cho Hoàng đế, nay mọc đầy trong vườn người Việt

Nó là loại rau cực kỳ tốt cho nội tạng với công dụng thông huyết, dưỡng tim, nhuận phổi, tiêu đờm, an thần.

Biết tin người yêu cũ lấy vợ, tôi liền gửi tặng cô dâu bộ trang sức hơn 30 triệu / Rich kid Gia Kỳ trổ tài nấu món Việt nhận cơn mưa lời khen, nhưng nồi thịt kho từ mùng 1 Tết mới là điều khiến dân tình thắc mắc

Loại rau được mệnh danh là "món ăn của Hoàng đế", vườn nhà người Việt có rất nhiều

Tục ngữ Trung Hoa có câu: "Mọi thứ bệnh đều xuất phát từ gan". Sách Hoàng Đế nội kinh của Trung Quốc viết rằng: Gan là cơ quan mang trọng trách như tướng quân của cơ thể, mọi vấn đề đều xuất phát từ bộ phận này.

Do đó, những ai biết cách giữ gìn sức khỏe của gan thì ắt sống thọ. Trong các cách dưỡng lá gan, có một cách rẻ nhất đó là ăn nhiềurau cải cúc. Cải cúc tốt đến mức xưa kia nó được mệnh danh là "món ăn của Hoàng đế", do thường được phục vụ trong cung đình.

Trong các cách dưỡng lá gan, có một cách rẻ nhất đó là ăn nhiều rau cải cúc.
Trong các cách dưỡng lá gan, có một cách rẻ nhất đó là ăn nhiều rau cải cúc.

Vào thời nhà Đường, thầy thuốc Tôn Tư Mạc đánh giá rau cải cúc rất tốt. Ông cho rằng loại rau này có vị ngọt, cay nồng, tính mát, không độc. Nó là loại rau cực kỳ tốt cho nội tạng, bao gồm: Thông huyết, dưỡng tim, nhuận phổi, tiêu đờm, an thần.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau cải cúc rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin K, protein, caroten và các loại axit amin... giúp ngủ ngon, nuôi dưỡng gan, cải thiện thị lực, làm sạch phổi, giảm táo bón, hạ huyết áp, bảo vệ não, nuôi dưỡng trái tim, làm sạch máu...

Trong số đó, vitamin K rất cần thiết để thúc đẩy quá trình đông máu và sức khỏe của xương, đồng thời có thể giúp duy trì chức năng bình thường của gan.

Vì vậy, rau cúc cúc có thể nói là loại rau cực kỳ tốt cho các cơ quan nội tạng.

4 cách ăn rau cải cúc tốt cho sức khỏe

1. Chữa ho dai dẳng bằng rau cải cúc

 

Chuẩn bị 100-150g rau cải cúc, phổi lợn 200g thái thành miếng. Dùng nguyên liệu nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3-4 ngày là 1 liệu trình.

2. Ổn định huyết áp

Khi bị cao huyết áp, ngoài dùng thuốc theo chỉ định thì bữa ăn của người bệnh cũng nên tuân thủ nguyên tắc là ít gia vị, ít mỡ... Nên bổ sung rau cải cúc vào bữa ăn vì chúng giàu axit amin, tinh dầu... có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và ổn định đường huyết.

Ngoài ra, có thể ép cải cúc lấy nước ép, mỗi ngày uống 50ml cho cả sáng lẫn tối. Thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

3. Trị đau đầu kinh niên

 

Lấy một ít cải cúc già, những cây có hoa thì càng quý, giữ cả phần rễ cây đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này.

Ngoài ra dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

Cải cúc tốt đến mức xưa kia nó được mệnh danh là
Cải cúc tốt đến mức xưa kia nó được mệnh danh là "món ăn của Hoàng đế", do thường được phục vụ trong cung đình.

4. Ổn định đường huyết

Chuẩn bị 60g cải cúc, 1 bộ lá lách heo, 3 quả trứng gà. Lá lách heo rửa sạch, thái, nấu chín (không bỏ muối), đập 03 trứng gà vào, sau cho cải cúc. Nấu chín, ăn và uống cả nước.

Lưu ý

 

Cải cúc có tính mát nên cần tránh dùng cho người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và lạnh bụng.

Đây là loại rau dễ bị nhiễm trứng giun nên cần phải nấu chín trước khi ăn.

Rau cải cúc rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin K, protein, caroten và các loại axit amin...
Rau cải cúc rất giàu chất dinh dưỡng như vitamin K, protein, caroten và các loại axit amin...

Rau cải cúc đem lại hiệu quả khá chậm nên bạn cần phải thực hiện liên tục trong 3-10 ngày để đạt được kết quả như mong đợi. Bất cứ trường hợp nào đang có có mức độ bệnh nghiêm trọng, nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa bệnh hiệu quả, không nên lạm dụng rau cải cúc mà bỏ qua các phương pháp điều trị bệnh khác.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm