Hội chứng ruột kích thích và những điều bạn cần biết
Đừng cố uống nhiều sữa nếu bạn xuất hiện hội chứng không dung nạp lactose dưới đây! / Trắc nghiệm: Bạn có mắc hội chứng 'ám ảnh xã hội'?
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Hội chứng ruột kích thích (tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS) là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột. Ở Việt Nam, hội chứng ruột kích thích còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc viêm đại tràng mãn tính.
Đây là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, tuỳ thuộc vào vùng dân cư. Hội chứng này lành tính, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích là gì?
Hiện nay, nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích vẫn không được xác định rõ. Thế nhưng, các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự tương tác sai lệch giữa não và đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra triệu chứng co cơ bất thường gây nên tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích do có ruột non nhạy cảm một cách bất thường.
Nhìn chung, các triệu chứng gây ra do một trong những yếu tố sau:
Thực phẩm: Mặc dù sự liên quan giữa dị ứng thực phẩm hoặc chứng không dung nạp lactose và hội chứng ruột kích thích chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng ở một số người, khi ăn một số thực phẩm nhất định có thể gây ra những triệu chứng ruột kích thích nghiêm trọng.
Căng thẳng hoặc vấn đề tâm lý như ức chế tinh thần.
Thay đổi hormone, chẳng hạn như do chu kỳ kinh nguyệt.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như khuẩn salmonella.
Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.
Di truyền.
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích thường có triệu chứng đau bụng và rối loạn tiêu hoá.
Đau bụng: Thường đau quặn cơn, cũng có khi đau âm ỉ, tức nặng dọc khung đại tràng.
Rối loạn tiêu hoá: Phân lỏng, táo hoặc táo lỏng xen kẽ, thường có nhầy trong phân nhưng không có máu.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể có một số triệu chứng khác như: Đầy hơi, tức nặng bụng, trung tiện nhiều…
Các triệu chứng này thường liên quan đến chế độ ăn uống. Ví dụ , khi ăn các thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức. Nếu kiêng khem thì các triệu chứng sẽ biến mất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc