Khắc phục tình trạng rạn ra sau sinh không tốn tiền
Thực đơn cơm chiều: Thịt viên bọc trứng cút sốt cà chua, tim heo xào chua ngọt, canh cải thảo / Thực đơn cơm chiều: Gà sốt mật ong mù tạt, chả cốm, canh cải cúc nấu tôm
Rạn da sau sinh là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Trong quá trình mang thai, các bộ phận trên cơ thể mẹ buộc phải phát triển lớn hơn để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển, đặc biệt là phần bụng. Trong khi đó, bên dưới da là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi, khi các mô này bị kéo căng để thích nghi với sự phát triển thai nhi theo từng giai đoạn thì gây ra hiện tượng rạn da.
Các vết rạn xuất hiện do làn da không theo kịp tốc độ phát triển quá nhanh của cơ thể mẹ. Bụng là vị trí dễ bị rạn da nhất, sau đó là mông, ngực, hông, đùi, cánh tay.
Màu của vết rạn sẽ khác nhau ở mỗi bà bầu do sắc tố da của mỗi người không giống nhau, có người màu hồng nhạt, có người màu nâu đỏ, tím hay nâu sẫm.
Kích thước của vết rạn có thể to hay nhỏ, ít hay nhiều tùy thuộc vào mức tăng cân của mẹ khi mang thai. Với mức độ tăng cân thông thường vào khoảng 10-12kg thì diện tích rạn da sẽ thấp hơn so với mẹ mang thai tăng từ 15-20kg hoặc hơn.
Nguyên nhân rạn da sau sinh
Tăng cân quá nhanh
Tăng cân quá nhanh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rạn da sau sinh của các mẹ.
Khi mang thai, cân nặng và kích thước các bộ phần trên cơ thể người mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi đó, bề mặt da đột ngột bị kéo giãn, chưa thích nghi kịp với tốc độ phát triển của cơ thể. Các sợi collagen và elastin dưới da bị đứt gãy, gây nên tình trạng rạn da khi mang thai.
Tính di truyền
Nếu trong gia đình có người bị rạn da từ nhỏ thì khả năng mẹ bị rạn sau sinh là khá cao. Đây là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da bẩm sinh. Trên thực tế, có những người khi còn trẻ da đã xuất hiện vết rạn trắng.
Độ tuổi mang thai
Độ tuổi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây rạn da sau sinh mà chị em cần lưu ý.
Khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định, vì thế, những vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện. Trong khi đó, nếu mang thai khi đã lơn tuổi thì da đã bị lão hoá, độ đàn hồi của da cũng sẽ kém.
Da khô và thiếu dưỡng chất
Những chị em có da khô dễ bị rạn hơn so với da dầu do cấu trúc các sợi collagen và elastin rất yếu. Vì thế mà tốc độ lão hoá của da khô nhanh hơn so với da dầu.
Thông thường, các mẹ chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà bỏ qua việc dưỡng ẩm toàn thân. Khi vùng da bụng, da ngực, mông và đùi không có đủ độ ẩm cần thiết, độ đàn hồi của da sẽ kém hơn, dễ dẫn tới rạn da.
Ít vận động
Những mẹ bầu tập thể dục đều đặn trước và trong quá trình mang thai có tỷ lệ rạn da ít hơn so với người không luyện tập. Khi cơ thể vận động, máu được lưu thông đều đặn, cơ và da được giãn nở liên tục, sẽ dễ dang thích ứng với việc cơ thể mẹ tăng cân. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng khi mang thai như yoga và đi bộ.
Cách khắc phục rạn da sau sinh vô cùng hiệu quả
Lòng trắng trứng gà
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Lòng trắng trứng có tác dụng giúp cho các sợi collagen trong tế bào da được phục hồi. Do đó mà các vết rạn da ở mẹ sau sinh sẽ mờ dần nếu như sử dụng loại dưỡng chất tự nhiên này. Mẹ có thể sử dụng bằng cách bôi trực tiếp dưỡng chất lên da hoặc trộn chung với 1 thìa cà phê. Sau khi đã bôi xong, mẹ hãy mát xa nhẹ lên vùng da bị rạn thường xuyên để nhận được kết quả tốt nhất. Khi lớp lòng trắng trứng gà đã khô thì rửa lại với nước sạch.
Dầu dừa tự nhiên
Dầu dừa từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp ở chị em phụ nữ. Đối với bà bầu, dầu dừa lại có tác dụng ngăn ngừa rạn da ngay từ tháng thứ năm của thai kỳ. Lúc này mẹ hoàn toàn có thể bôi dầu dừa có từ tự nhiên để bảo vệ làn da khỏi những vết rạn. Mẹ hãy tìm mua các loại dầu dừa tự nhiên không pha tạp chất hoặc mẹ có thể tự làm tại nhà để đảm bảo an toàn nhất. Ngay sau đã sinh xong em bé, mẹ vẫn nên duy trì thói quen bôi dầu dừa để tránh khỏi những vết rạn da.
Nghệ và nước cốt chanh giúp làm mờ rạn da sau sinh
Chữa rạn da sau sinh bằng nghệ kết hợp với nước chanh hoặc nước dưa leo rất tốt cho việc cải thiện sắc tố da. Bạn chỉ cần bôi hỗn hợp gồm 2 muỗng cà phê bột nghệ trộn cùng nước ép của 2 quả chanh lên vùng bị rạn và để yên 15 phút. Nếu áp dụng thường xuyên, làn da của bạn sẽ nhanh chóng lấy lại màu sắc ban đầu.
Đối với những vết rạn không đẹp mắt, bạn có thể kết hợp nghệ cùng sữa chua, sau đó chà nhẹ nhàng lên vùng bụng và eo, đợi khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
Một mẹo nhỏ khác để chữa rạn da sau sinh bằng nghệ là nghiền 5 – 6 viên vitamin C, trộn với vài giọt nước và thêm một nhúm nhỏ bột nghệ, sau đó thoa lên vết rạn.
Nghệ và dầu dừa cải thiện rạn da sau sinh
Bột nghệ kết hợp với dầu dừa cũng là phương thuốc hiệu quả cho những vết rạn da khi mang thai hoặc xuất hiện sau đó.
Đầu tiên, bạn hãy giã nát một củ nghệ tươi trộn chung với 3 muỗng cà phê dầu dừa. Xoa hỗn hợp này lên vùng cần điều trị rạn, đợi khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch.
Sử dụng công thức này thường xuyên vừa giúp bạn làm mờ các vết rạn da, vừa giúp vùng da thêm mềm mịn nhờ vào khả năng dưỡng ẩm của dầu dừa. Đây là một trong các cách chữa rạn da sau sinh tại nhà hiệu quả mà đơn giản bạn nên áp dụng.
Củ khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm yêu thích của nhiều người. Trong khoai tây có chứa hàm lượng vitamin C có tác dụng khiến da trắng hơn. Hơn nữa, cách làm hỗn hợp khoai tây đắp lên vùng da bị rạn cũng vô cùng đơn giản. Mẹ hãy dằm nát một củ khoai tây đã được luộc chín trước đó, cho thêm một thìa nước cốt chanh và trộn đều lại với nhau. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị rạn trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch lại với nước là được.
Trái lê giúp cải thiện tình trạng rạn da sau sinh
Trái lê có công dụng chống rạn da rất hiệu quả cho bà bầu sau sinh. Mẹ có thể áp dụng công thức làm mờ đi các vết rạn da, đặc biệt là với những mẹ có vùng da bị rạn rất lớn. Thực hiện như sau:
Đầu tiên, bạn hãy gọt sạch vỏ quả lê đi. Sau đó đem lê đi xay nhuyễn với máy xay sinh tố.
Tiếp theo, cho thêm khoảng 4 viên vitamin E cùng với 3 muỗng dầu ô liu và 3 muỗng dầu lô hội vào hỗn hợp lê đã xay nhuyễn.
Tiếp tục xay nhuyễn cho đến khi các nguyên liệu này hòa quyện lại với nhau.
Sau khi hoàn thành, mẹ hãy thoa đều chúng lên vùng da bị rạn của mình. Để khoảng nửa tiếng sau đó rửa sạch lại với nước là được.
Nha đam giúp làm mờ rạn da sau sinh
Nha đam có thể làm kích thích da tái tạo lại các tế bào và dầu ô liu cũng có tác dụng tương tự như vậy. Bạn hãy ép nha đam và trộn chung chúng với dầu ô liu, trong đó có hai phần nha đam và 1 phần ô liu. Thực hiện mỗi tháng ba lần theo công thức này sẽ đem lại hiệu quả đáng mong đợi. Sử dụng hỗn hợp này bằng cách mát xa lên vùng da bị rạn sẽ giúp các vết rạn sẽ mờ đi đáng kể.
Phòng ngừa rạn da sau sinh
Mặc dù khó có thể phòng tránh hoàn toàn được các vết rạn da nhưng vẫn có một số cách giúp bạn giảm mức độ nghiêm trọng của nó:
Dưỡng ẩm cho da: Da không được dưỡng ẩm thường xuyên sẽ bị khô và làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết rạn. Các mẹ có thể sử dụng các loại dầu dưỡng ẩm và uống đủ nước hằng ngày t để làn da ngậm nước.
Nuôi dưỡng làn da từ bên trong: Mẹ có thể sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin E sẽ giúp làn da khỏe mạnh, săn chắc và có độ đàn hồi ít hơn. Làn da khỏe sẽ giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng của vết rạn lên da.
Kiểm soát cân nặng: Trong quá trình mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ là rất lớn nhưng me nên lưu ý rằng: ăn nhiều để cung cấp dinh dưỡng cho 2 người nhưng không có nghĩa là ăn gấp đôi, gấp ba. Hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống khoa học để giữ cơ thể được cân đối và giảm tình trạng rạn da sau sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người