Khắc phục tình trạng viêm xoang mãn tính tại nhà
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ em bị viêm xoang / Tại sao thời tiết giao mùa dễ bị viêm xoang?
Viêm xoang mạn tính - những thông tin cơ bản
Viêm xoang mãn tính gây nhiều khó chịu. Nguồn ảnh: Internet
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc các hốc xoang bị viêm do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng, dẫn đến dịch tiết hô hấp tích tụ và tắc nghẽn trong xoang. Viêm xoang được chia thành 2 loại bao gồm: viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính.
Viêm xoang cấp tính là khi triệu chứng bệnh không kéo dài quá 8 tuần, bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng nội khoa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp viêm xoang cấp tính không được điều trị tốt do điều trị sai cách, điều trị không đúng nguyên nhân. Khi đó, bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính với bệnh kéo dài trên 8 tuần, các triệu chứng cũng nặng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe hơn.
Tác nhân chính gây ra viêm xoang là do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng, song viêm xoang mạn tính thường kết hợp với các yếu tố khác như:
Rối loạn miễn dịch
Ở bệnh nhân rối loạn miễn dịch, phản ứng dị ứng thường nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Khi đó, triệu chứng viêm xoang do dị ứng kéo dài dễ tiến triển thành mạn tính. Những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, HIV/AIDS hoặc điều trị bằng thuốc làm giảm miễn dịch cũng dễ bị viêm xoang mạn tính.
Khối u, bướu thịt ở xoang hoặc mũi
Viêm xoang mạn tính thường có liên quan đến bất thường ở mũi, xoang như khối u thịt phát triển bất thường (polyp) cản trở đến lưu thông giữa các xoang.
Lệch vách ngăn mũi
Lệch vách ngăn mũi là tình trạng các vách ngăn lỗ mũi bị vẹo làm chặn lối đi giữa các xoang, gây bít tắc dịch trong xoang khó được giải phóng.
Chấn thương vùng đầu mặt
Chấn thương vùng đầu mặt có thể làm tổn thương niêm mạc xoang, gãy hoặc biến dạng cấu trúc xương mặt - xoang. Khi đó, xoang có thể bị tắc hẹp khó lưu thông và viêm xoang cũng kéo dài hơn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc để chữa trị viêm xoang mãn tính thì bạn cũng cần kết hợp các phương pháp điều trị tại nhà để giảm triệu chứng bệnh cũng như hạn chế việc bệnh tiến triển nặng hơn
Làm ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng để giữ cho mũi của bạn có luôn độ ẩm vừa phải, không bị quá khô. Khi mũi bạn quá khô có thể làm tăng khả năng tiết dịch và dễ bị viêm xoang hơn.
Xông mũi: Biện pháp này có thể giúp bạn làm dịu các đường mũi bị nghẹt và sưng tấy.
Cách xông mũi rất dễ dàng mà bạn có thể tự làm bằng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm. Bạn có thể sử dụng gừng, chanh hay sả đun sôi với một lượng nước vừa đủ và dùng hơi nước của nó để xông mũi.
Sử dụng nhiệt ấm: Đặt một chiếc khăn ấm và ướt lên vùng mặt gần của bạn. Điều này có thể làm giảm bớt sưng và đau ở một số phần của mặt khi bị viêm xoang
Dùng dung dịch muối sinh lý để nhỏ mũi: Với cách này sẽ giúp bạn làm sạch xoang mũi, làm sạch các chất nhầy. Hơn nữa muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao, do đó có thể làm giảm bớt và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý và đầy đủ giúp bạn thoải mái hơn, sức khoẻ ổn định hơn để chống lại bệnh tật.
Sử dụng thực phẩm chứa chất có tính kháng khuẩn cao: Viêm xoang mãn tính có thể do vi khuẩn, vi rút gây nên. Để tăng cường khả năng miễn dịch, kháng khuẩn của cơ thể, bạn nên bổ sung các thực phẩm như mật ong, tỏi, gừng, nghệ, lá lốt và các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?