Khánh Hòa: Đông đảo du khách tham dự Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022
Lễ hội “Chào năm mới 2021”: Đà Nẵng đã sẵn sàng chào đón du khách trở lại bình an và ấn tượng! / Quảng Bình: Năm 2023 sẽ tổ chức Lễ hội Hoa Quốc tế quy mô 89ha, chi phí 122 triệu Euro
Đây là lễ hội truyền thống Tháp Bà Ponagar Nha Trang được tổ chức hàng năm với mục đích ca ngợi và ghi nhớ công đức của Thiên Y Thánh mẫu Ana, người được dân gian tôn vinh là Mẹ xứ sở của vùng đất Nam Trung Bộ; cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên và hạnh phúc.
Đến dự buổi lễ có ông Đinh Văn Thiệu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Lê Văn Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa… cùng đông đảo du khách các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên tham dự.
Ông Đinh Văn Thiệu đánh trống khai hội Tháp Bà Ponagar năm 2022
Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Lê Văn Hoa - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa nhấn mạnh: Tháp Bà Ponagar Nha Trang là di sản văn hóa tiêu biểu, nổi bật của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và của cả nước nói chung, được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1979 và Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.
“Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Khánh Hòa, đồng thời cũng là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân Khánh Hòa trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị cũng như tôn vinh, quảng bá nét đẹp và giá trị tâm linh, tín ngưỡng của di tích đến với người dân vùng Nam Trung bộ, du khách trong nước và quốc tế”, ông Hoa nói.
Các vị đại biểu dâng hương tại lễ hội.
Lễ hội diễn ra từ ngày 20-23/4 với nhiều nghi thức như: Lễ thay y và nghi thức tắm tượng, lễ cầu siêu, lễ tế cổ truyền, lễ dâng hương tạ Mẫu, lễ cầu "Quốc thái, dân an", lễ tế truyền thống Đình – Lăng Cù Lao, lễ hoàn kinh, lễ cúng tạ… Bên cạnh các nghi thức tín ngưỡng, tại Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như, diễn tuồng, múa Chăm, biểu diễn dệt vải, làm gốm truyền thống… nhằm tôn vinh những giá trị trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Chăm cũng như đồng bào các dân tộc vùng Nam Trung Bộ.
“Qua dịp này, hình ảnh của Lễ hội Tháp Bà Ponagar cũng sẽ được nhiều người biết đến và hiểu được giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Chúng tôi hy vọng qua lễ hội, di tích Tháp Bà Ponagar sẽ thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu trong thời gian tới”, Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa chia sẻ.
Theo kế hoạch, gắn với Lễ hội Tháp Bà Ponagar và dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Khánh Hòa sẽ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động với chủ đề "Hành trình huyền thoại Mẹ xứ sở Thiên Y Ana". Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên năm nay số lượng tín đồ, du khách hành hương và người dân về tham dự lễ hội giảm đáng kể so với những năm trước. Các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa đã chuẩn bị tốt các điều kiện để đảm bảo về y tế, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong những ngày diễn ra lễ hội…
Đông đảo du khách và tín đồ đến tháp nhang cầu nguyện.
Tháp Bà Ponagar tọa lạc trên đồi Cù Lao nằm cạnh dòng sông Cái, thuộc địa bàn phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo của người Chăm và đã tồn tại hơn 1.200 năm.
Theo ước tính của Ban Tổ chức, lễ hội năm nay có gần 100 đoàn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ở trong, ngoài tỉnh với khoảng 2.500 người đăng ký tham gia. Ngoài ra, mỗi ngày, khu di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang cũng đón khoảng 1.500 khách du lịch, 20.000 lượt người dân địa phương đến tham quan, lễ bái. Sau 2 năm phải dừng tổ chức vì COVID-19, Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm nay, đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của người dân Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Công tác tổ chức cũng được tính toán, thực hiện hợp lý theo hướng tinh giản, nhưng vẫn trang nghiêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc