Đời sống

Khoai lang rất tốt nhưng bác sĩ lại nhắc nhở tuyệt đối không được ăn chung với thứ này, bạn hãy nhớ nằm lòng sau khi biết sự thật

Là loại thực phẩm rất phổ biến trong đời sống hàng ngày, khoai lang được nhiều người thích ăn, không chỉ có vị ngon ngọt mà còn rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng cực tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên, món ăn này cũng "kỵ" một số thực phẩm mà bạn nên biết.

Trứng gà là siêu thực phẩm nhưng lại đại kỵ với những thứ này, đừng dại kết hợp kẻo rước họa vào thân / Rau mùi kết hợp với 2 loại thực phẩm này chính là "công tắc kích hoạt ung thư", đừng ăn nếu không muốn tử thần tìm đến

Khoai lang chứa nhiều chất xơ, hấp thụ nhiều nước trong đường ruột, thúc đẩy quá trình làm mềm thức ăn, thúc đẩy nhu động ruột từ đó làm giảm hiện tượng táo bón và tránh tích trữ lâu dài các chất độc hại trong cơ thể. Khoai lang được chứng minh là đặc biệt có tác dụng đối với chứng táo bón do tuổi già.

Ngoài ra, ăn khoai lang có thể cải thiện làn da xỉn màu, giúp da mịn màng, giữ ẩm, căng bóng hơn. Khoai lang cũng có thể ngăn đường chuyển hóa thành chất béo, có lợi cho việc giảm cân và giữ dáng.

khoai lang 1

Khoai lang là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng cực tốt đối với cơ thể.

Tuy nhiên để có thể nhận được trọn vẹn dinh dưỡng từ khoai lang, tránh sinh độc, bạn không nên ăn chúng cùng những thực phẩm "đại kỵ" dưới đây:

1. Cà chua

Cà chua từ lâu ai cũng biết rất có lợi cho sức khỏe. Chất Lycopene có trong cà chua là chất chống oxi hóa, giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật và bệnh ung thư. Nhưng bạn có biết rằng, trong vòng một giờ sau khi ăn khoai lang, tuyệt đối không nên ăn cà chua nếu không dễ gây khó chịu cho cơ thể và gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, cà chua chứa nhiều chất mà khi kết hợp với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

khoai lang 1

Tương tự như với khoai lang, dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

 

2. Chuối

Chuối chứa thiamine, melatonin, vitamin C, B6 và các chất dinh dưỡng khác giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe mắt...

Dù vậy, ăn chuối trong vòng 1 giờ sau khi ăn khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Thậm chí nếu bạn ăn quá nhiều, rất dễ tiêu hóa và ngộ độc mãn tính. Nếu muốn ăn chuối, tốt nhất nên ăn trước hoặc sau 4 tiếng ăn khoai lang.

3. Ngô

khoai lang 3

Ngô là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong ngô có carbohydrate cùng lượng vitamin dồi dào, cao gấp 5-10 lần so với gạo và lúa mì. Tuy nhiên, để có thể tiêu hóa ngô, dạ dày cần phải tiết ra nhiều axit và cũng cần nhiều thời gian để làm việc này. Nếu bạn đã ăn khoai lang trước đó, tốt nhất không nên ăn ngô để tránh tạo gánh nặng lên dạ dày, khiến dạ dày phải tiết ra quá nhiều axit để tiêu hóa cả hai. Tệ hơn, có thể gây trào ngược axit dạ dày.

 

4. Trứng

Trứng chứa rất nhiều protein nhưng lại chứa rất ít chất béo, rất phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cho bữa sáng. Việc trứng có thể kết hợp với khoai lang hay không thực sự khác nhau với mỗi đối tượng. Đối với những người có nhu động và tiêu hóa tốt, sự kết hợp này sẽ không gây ra hậu quả gì.

khoai lang 4

Nhưng đối với những người mắc chứng khó tiêu, tốt nhất không nên ăn hai món này cùng nhau. Bởi vì dạ dày của chúng ta cần một khoảng thời gian dài để tiêu hóa protein cao trong trứng. Nếu vừa ăn trứng lại tiếp tục ăn khoai lang sẽ làm tăng gánh nặng đường tiêu hóa và gây đau bụng.

5. Quả hồng

 

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5 giờ trở lên. Nguyên nhân bởi sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

khoai lang 2

Những đối tượng không nên ăn khoai lang

Bên cạnh những thực phẩm không nên kết hợp với khoai lang, chúng ta cũng cần quan tâm đến các đối tượng cần tránh sử dụng thực phẩm này.

- Người bệnh thận

 

Người bệnh thận sẽ có chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại là thực phẩm chứa nhiều kali, ăn quá nhiều khoai lang sẽ khiến nhóm người này đối mặt với những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.

- Người gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Bạn không nên ăn khoai lang khi có hệ tiêu hóa không tốt vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.

- Bệnh nhân dạ dày:

Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu ăn khoai lang sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

 

- Người đang đói:

Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi chướng bụng.

Chú ý: Không ăn khoai lang cả vỏ bởi vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm, không tốt cho tiêu hóa. Những vết nâu, đốm đen trên vỏ khoai khi ăn vào có thể bị ngộ độc thực phẩm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm