Đời sống

Khốn khổ vì em chồng vừa đỏng đảnh lại lười biếng, đã thế mẹ chồng lại còn cay nghiệt hơn

DNVN - Câu nói của mẹ chồng khiến tôi bàng hoàng. Tại sao bà lại có thể nói những lời cay độc như vậy? Lẽ nào bà muốn gia đình con trai mình tan vỡ?

Đêm tân hôn chồng bỏ đi không nói lời nào, tới khi tỉnh dậy đi vệ sinh mới phát hiện sự thật làm tôi ngây người / Đến nhà thông gia bàn chuyện, trước khi về nghe con rể nói một câu mà tôi choáng váng muốn con gái ly hôn ngay lập tức

Nhà chồng tôi khá giả, em chồng lại là con gái út nên được bố mẹ và anh trai cưng chiều hết mực. Khi mới về làm dâu, tôi đã bị sốc trước tính cách tiểu thư, đỏng đảnh của em chồng. Thậm chí, cô ấy còn không thích tôi vì cho rằng tôi quê mùa, không xứng với anh trai mình.

Tôi tưởng rằng vì vợ chồng tôi làm việc ở thành phố, chỉ về quê vài lần mỗi năm nên sẽ không phải tiếp xúc nhiều với em chồng. Nhưng tình hình thay đổi hoàn toàn khi cô ấy đỗ đại học và bố mẹ chồng giao hẳn cho vợ chồng tôi nhiệm vụ nuôi ăn học.

Vì đã quen được chiều chuộng từ nhỏ nên khi sống cùng chúng tôi, em chồng không động tay vào bất cứ việc gì, kể cả dọn dẹp đồ đạc cá nhân. Ngay từ đầu, tôi đã bị sốc khi bước vào phòng ngủ của cô ấy. Tôi không ngờ một người có vẻ ngoài ưa nhìn, lúc nào cũng chỉn chu, lại có thể để phòng ngủ bừa bộn như một bãi rác thu nhỏ. Đồ ăn vặt vứt bừa bãi từ bàn học đến giường ngủ, quần áo thay ra ném lung tung, thậm chí cả đồ lót cũng vứt ngay dưới sàn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lo ngại đồ ăn thừa sẽ thu hút ruồi nhặng và chuột bọ, tôi âm thầm dọn dẹp, nhưng em chồng coi đó là việc đương nhiên tôi phải làm và ngày càng bừa bãi hơn. Khi tôi góp ý, cô ấy tỏ ra khó chịu, dạ vâng cho qua rồi đâu lại vào đấy.

Ngoài việc lười dọn dẹp, em chồng còn ỷ lại toàn bộ việc cơm nước và rửa bát cho tôi. Mỗi ngày, sau khi đi làm về, tôi lại lao vào bếp nấu cơm cho cả nhà. Em chồng có hôm về đúng bữa ăn, có hôm về sớm nhưng cũng nằm trong phòng lướt điện thoại, không hề phụ giúp.

Sau bữa ăn, tôi tất bật dọn dẹp và rửa bát, trong khi em chồng ngồi ăn trái cây và xem tivi. Xem xong, cô ấy lại vào phòng đóng cửa, không giao lưu trò chuyện với ai.

Có lần tôi mệt mỏi, nhờ em chồng rửa bát, cô ấy vừa rửa vừa gọi video cho mẹ chồng để mách lẻo. Qua cách nói của em chồng, tôi trở thành một bà chị dâu ghê gớm, chuyên bắt nạt và bắt cô ấy làm mọi việc, khiến cô ấy không có thời gian học bài.

 

Không ngạc nhiên khi mẹ chồng chưa hiểu rõ đầu đuôi đã gọi điện mắng tôi té tát. Hết mắng tôi, bà lại trách con trai không bảo vệ em gái. Chồng tôi vì chuyện này cũng tỏ ra khó chịu với tôi.

Sau lần đó, em chồng càng không coi tôi ra gì. Khi tôi quan tâm chuyện học hành của cô ấy, em chồng cho rằng tôi không có quyền quản lý. Khi cô ấy đi chơi về khuya, tôi nhắc nhở thì cô ấy coi đó là xâm phạm quyền riêng tư. Mỗi lần như vậy, em chồng đều dỗi bỏ cơm không ăn uống gì để dằn mặt tôi.

Sống chung với em chồng khó chịu, tôi luôn phải nhẫn nhịn để giữ hòa khí trong nhà, nhưng không tránh khỏi stress. Điều khiến tôi mệt mỏi hơn là mẹ chồng không những không dạy bảo con gái mà còn liên tục gây sức ép tinh thần cho tôi.

Ngày nào bà cũng gọi điện trách móc tôi về việc bắt nạt em chồng. Thậm chí bà còn nói tôi "giận cá chém thớt", không làm gì được mẹ chồng nên trút giận lên em chồng.

Đỉnh điểm là hôm vừa rồi, khi mẹ chồng từ quê lên kiểm tra, những lời bà nói với con gái khiến tôi choáng váng. Tôi không ngờ mẹ chồng lại dạy hư con gái như thế.

 

"Nhớ lời mẹ dặn, con lên đây không phải làm gì cả. Việc của con chỉ là ăn và học, còn mọi việc cứ để nó lo. Nếu nó không làm được, con cứ phá cho vợ chồng nó cãi nhau. Mẹ sẽ có cách khiến chúng nó ly hôn. Lúc đó, mẹ sẽ cưới cho anh con một cô vợ mới ngoan ngoãn hơn".

Nghe lời mẹ chồng, tôi thực sự khiếp sợ. Tại sao bà lại có thể nói những câu cay nghiệt như vậy? Lẽ nào bà muốn con trai mình tan cửa nát nhà mới hài lòng sao?

Hơn nữa, con gái bà sau này cũng sẽ đi lấy chồng, cũng làm dâu, vậy mà bà lại gieo vào đầu con những tư tưởng đáng sợ là đi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác như thế.

Từ hôm đó đến giờ, tôi vẫn cố chịu đựng, tỏ ra như mình chưa nghe thấy gì. Nhưng tôi nghĩ nếu cứ kéo dài tình trạng này, mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn. Tôi nên làm gì trong trường hợp này, mong mọi người cho tôi lời khuyên.

1
Bảo Ngọc (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm