Đời sống

Không ăn ngọt vẫn có nguy cơ bị tiểu đường: 3 thói quen xấu, 3 món không ngọt khiến đường huyết tăng vọt

Ngoài các món ăn chứa nhiều đường, có rất nhiều thực phẩm khác có thể làm tăng đường huyết và gây ra bệnh tiểu đường.

4 loại thực phẩm giúp bạn sớm nói lời tạm biệt với mụn trứng cá, giảm sưng viêm / Khi bị máu nhiễm mỡ hãy tránh xa những loại thực phẩm này

3 thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ăn uống thất thường

Ăn uống không khoa học, không theo khung giờ nhất định là tình trạng mà nhiều người trẻ mắc phải. Do cuộc sống quá bận rộn, thời gian ăn uống và chế độ ăn uống không được coi trọng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe.

Thói quen ăn uống thất thường nếu diễn ra trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị rối loạn trao đổi chất, rối loạn tiết insulin, tạo cơ hội để tiểu đường và các bệnh khác xuất hiện.

tieuduong-01
Ảnh minh họa.

Thức khuya

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Cách chúng ta ngủ có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, các hormone kiểm soát sự thèm ăn. Nó còn ảnh hưởng đến cả khả năng nhận thức của não đối với các loại thực phẩm.

Không ngủ đủ giấc sẽ khiến quá trình trao đổi chất béo trong cơ thể bị xáo trộn. Ngoài ra, ngủ muộn còn khiến bạn có xu hướng ăn đêm. Lượng thức ăn này khó có thể tiêu hóa trong đêm. Lâu dần, thói quen này sẽ tạo ra các mô mỡ tích lũy trong ơ thể, gây tăng cân, béo phì.

Ăn ít rau củ

Ăn ít rau xanh và các loại trái cây tươi không chỉ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa mà còn gây ra nhiều vấn đề khác đối với sức khỏe.

 

Muốn kiểm soát đường huyết, bạn nên ăn nhiều rau củ quả. Ngoài ra, bổ sung các loại trái cây giàu chất chống oxy cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Những loại thực phẩm này giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

3 món không ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Tinh bột hoặc ngũ cốc tinh chế

tieu-duong-02

Tinh bột, ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tinh bột được tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường. Chúng được gọi là carbohydrate phức tạp.

 

Bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì trắng... là những thực phẩm quen thuộc thường được làm từ tinh bột và ngũ cốc tinh chế.

Tinh bột tinh chế ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các thực phẩm này, tinh bột sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành đường. Đường được chuyển vào máu và làm tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, việc sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường giảm sẽ làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thực phẩm chế biến sẵn

tieuduong-03

Các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, thịt lợn muối... mang đến sự tiện lợi cho cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và các chất không có lợi cho sức khỏe. Dù tiện lợi và mang tới cảm giác ngon miệng, những thực phẩm này lại khiến bạn phải đối mặt với các bệnh như béo phì, tiểu đường, gout...

Thịt và chế phẩm sữa giàu chất béo

 

Thịt và các sản phẩm làm từ sữa giàu chất béo là nguồn cung cấp dồi dào các chất béo bão hòa. Đây là một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II và bệnh tim mạch.

Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo người dân nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo bão hòa không nên vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày.

Chúng ta nên hạn chế tiêu thụ các loại thịt giàu chất béo bão hòa như thịt bò tăng, thịt cừu, nội tạng động vật, gà rán... Các chế phẩm từ sữa giàu chất béo bao gồm sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm