Đời sống

Không cần phơi nắng, gạo vẫn sạch mọt quanh năm! Mẹo nhỏ của chủ hàng gạo khiến ai cũng trầm trồ

DNVN Bạn đã từng gặp cảnh mở nắp thùng gạo ra và “sốc toàn tập” vì hàng loạt con mọt bò lổm ngổm chưa?

Loại cỏ dại từng bị bỏ quên, nay thành “sâm quý” tiền triệu: Giải độc, giảm ho, chống ung thư / Ngủ khách sạn nên bật hay tắt đèn? Câu trả lời có thể khiến bạn bất ngờ

Vì sao gạo bị mọt dù đã buộc kín?
Nhiều người nghĩ rằng mọt bò vào gạo từ bên ngoài, nhưng thực ra chúng đã có mặt ngay từ khi gạo còn là hạt lúa. Trứng mọt có thể bám vào trong quá trình thu hoạch, phơi sấy, xay xát... và nằm “ngủ yên” trong hạt gạo.
Khi điều kiện thời tiết trở nên ấm áp, độ ẩm cao đặc biệt vào đầu mùa hè trứng sẽ nở, biến thành những con mọt nhỏ li ti bò khắp thùng gạo. Cảnh tượng đó khiến ai yếu vía cũng phải “chạy mất dép”!

Gạo có mọt ăn được không?
Tin tốt là mọt gạo không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có thể làm giảm hương vị và giá trị dinh dưỡng của gạo, bởi phần tinh bột đã bị gặm nhấm mất. Nếu bạn thấy gạo có mọt, đừng vội vứt đi có cách xử lý đơn giản mà cực kỳ hiệu quả.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách xử lý gạo bị mọt không cần phơi nắng
Nhiều người chọn mang gạo đi phơi nắng, nhưng cách này không hiệu quả, thậm chí còn làm hạt gạo khô, dễ nứt và mất ngon khi nấu.
Cách tốt nhất là:
Chia nhỏ phần gạo bị mọt
Cho vào túi sạch và đặt trong ngăn đá tủ lạnh qua đêm
Mọt sẽ chết vì lạnh, và khi vo gạo, chúng sẽ nổi lên mặt nước, rất dễ loại bỏ.
Mẹo bảo quản gạo cả năm không lo mọt chỉ với tỏi và hoa tiêu!
Đây là bí quyết "gia truyền" được chủ hàng gạo bật mí:
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách làm:
Dùng một chiếc khẩu trang y tế loại dùng một lần, cắt một đầu.
Bỏ vào đó vài tép tỏi chưa bóc vỏ + một ít hoa tiêu (tiêu Tứ Xuyên càng tốt).
Buộc kín lại và chôn trực tiếp vào thùng gạo.
Công dụng:
Hương cay nồng đặc trưng từ tỏi và hoa tiêu sẽ khiến mọt “tránh xa ba thước”. Đặc biệt, tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng đuổi côn trùng cực mạnh lại hoàn toàn tự nhiên và an toàn.
Nếu có nhiều gạo, hãy làm vài gói và rải đều ở các góc thùng. Gạo nhà bạn sẽ sạch mọt quanh năm, mà không cần dùng hóa chất hay phải phơi nắng vất vả!
Một số lưu ý nhỏ:
Mỗi khi dùng hết gạo trong thùng, nên vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ mẻ mới.
Vào mùa nóng, nên mua gạo với lượng vừa đủ, không nên tích trữ quá nhiều để dễ bảo quản.
Định kỳ thay gói tỏi và hoa tiêu mỗi 1–2 tháng để giữ hiệu quả.
Giờ thì bạn đã biết cách để “tạm biệt mọt gạo” rồi nhé! Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản trong bếp, gạo nhà bạn sẽ luôn thơm ngon, sạch sẽ, chẳng còn lo mọt mỗi khi trời nóng lên nữa!
Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm