Không chỉ là gia vị, hành lá còn có tác dụng 'vàng' với sức khỏe bạn nên biết
Đầu bếp tiết lộ cách giữ thịt lợn tươi ngon như mới mua mà không cần cất trong tủ lạnh / 4 thực phẩm vàng trong làng giảm cân giúp chị em duy trì eo thon dáng đẹp
Hành lá là gia vị và cũng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Hành lá chứa tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu chất kháng sinh atixin C6H10OS2.
Hành lá có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa lượng lớn vitamin K, chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate. BS Vũ cho biết theo các nghiên cứu, 100 gram hành lá chứa khoảng: 32 calo; 7,3 gam carbohydrate; 1,8 gam protein; 0,2 gam chất béo; 2,6 gam chất xơ; 207 microgam vitamin K ; 18,8 miligam vitamin C; 997 IU vitamin A; 64 microgam folate; 1,5 miligam sắt; 276 miligam kali; 0,2 miligam mangan; 72 miligam canxi; 0,1 miligam riboflavin; 20 miligam magiê.
Hành lá chữa được nhiều bệnh. (Ảnh minh hoạ)
Trong y học cổ truyền hành lá là vị thuốc lâu đời với tác dụng giải cảm tuyệt vời. Hành chứa lượng đáng kể calci, phosphor và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể.
Hành còn chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfid, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước.
Trong hành ta, chất Alicine tác dụng diệt khuẩn rất mạnh với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu.
Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine. Hành cũng chứa chất kháng khuẩn Fitoncidi, giúp tăng quá trình tạo ra dịch nhầy, phát huy hiệu quả với màng niêm mạc. Do đó, hành có tác dụng loại bỏ tình trạng viêm đường hô hấp trên.
Theo BS Vũ, trong y học cổ truyền, hành chứa vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh.
Trong các tài liệu cổ cho rằng hành có vị cay, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Nhưng các sách cổ còn nói thêm rằng ăn nhiều quá thì tóc hạc, hư khí xông lên không ra mổ hôi đuợc.
Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ. Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm(eczema), viêm da, chữa mụn nhọt mưng mủ. Đặc biệt, do đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, nó là một loại thuốc tuyệt vời để chống lại virus và cảm cúm. Nó cũng giúp làm giảm chất nhờn dư thừa và chống lại cái lạnh mùa đông thường khiến bạn dễ bị ốm.
Tuy nhiên, hành lá có thể gây dị ứng với một số người. Tỷ lệ người dị ứng với hành lá không nhiều. Khi bị dị ứng, các triệu chứng có thể kích ứng da, ngứa, đỏ da nặng hơn thì khó thở, nôn mửa, thở khò khè, mề đay. Khi ăn hành lá, bạn gặp những điều này hoặc bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào khác sau khi ăn hành lá, bạn nên ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ. Những người đang sử dụng Warfarin hoặc một loại thuốc làm loãng máu khác cũng nên lưu ý về việc ăn hành lá. Warfarin là một loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức