Không chỉ là vị thuốc quý, bốn loại rau này còn khiến cả người không thích ăn rau tìm mua bằng được
Ăn cá chép om dưa dễ mắc ung thư dạ dày, bà nội trợ nắm lấy những “bí mật” này để không “đón bệnh” / 10 bộ mặt thật sự của đồng tiền: Thước đo quyết định bạn là ai trong xã hội?
Ngọn và hoa bí đỏ
Ngọn bí đỏ xào tỏi.
Một món rau có tác dụng được chuyên gia Đông y khen là "vượt trội" đó chính là hoa bí và ngọn bí đỏ (bí ngô).
Ngọn bí đỏ (rau bí) là một vị thuốc quý giá giúp điều trị các bệnh dưới đây.
Điều trị các loại vết thương do bỏng: Xay nước ngọn bí thành sinh tố rồi bôi lên vùng bị bỏng, mỗi ngày nhiều lần để vết bỏng nhanh "nguội", đỡ rát, nhanh khô miệng.
Điều trị táo bón: Ngọn bí đỏ rất giàu protein và các axit amin cần thiết cho dạ dày. Đồng thời chứa nhiều chất xơ thô cho phép tăng cường nhu động ruột, tăng cường khả nặng hoạt động của dạ dày và cả hệ tiêu hóa.
Điều trị đau dạ dày: Xay ngọn bí đỏ làm nước ép pha cùng rượu vang đỏ để uống.
Điều trị huyết áp: Bệnh nhân cao huyết áp do gan dương thượng gây ra có thể ăn ngọn bí thường xuyên để điều chỉnh huyết áp. Những người cao huyết áp do béo phì, do giảm cân đột ngột hoặc các nguyên nhân khác gây huyết áp cao, thì ăn ngọn rau bí không có tác dụng.
Điều trị sỏi tiết niệu: Khi bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu ở mức nhẹ, ăn ngọn bí đỏ có thể giúp giảm triệu chứng đau, lợi tiểu và loại bỏ sỏi thông qua bài tiết tự nhiên. Là loại rau lành tính, không độc hại nên có thể ăn lâu dài để loại bỏ dần tình trạng sỏi đường tiết niệu.
Làm long đờm: Những chiếc lông tơ nhỏ li ti trên ngọn bí có tác dụng làm thanh phổi hiệu quả, hỗ trợ điều trị bệnh ho có đờm. Ngọn bí đỏ cắt lúc đang tươi nguyên, ngâm rửa sạch sẽ và sử dụng dài kỳ cho người bị bệnh ho liên tục.
Cai thuốc lá: Ngọn rau bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ, nghiền thành nước ép, thêm chút rượu vang đỏ cùng nước sôi, pha đều để uống thay trà. Hoặc cắt một lượng ngọn bí vừa đủ, nấu thành một bát canh, cho thêm một chút đường nâu vừa ăn. Ăn ngọn bí theo cách này, giúp loại bỏ chất nicotine, ổn định dây thần kinh. Tuy nhiên, cần phải ăn nhiều ngày và thường xuyên cho đến khi cảm thấy hết thèm thuốc.
Điều chỉnh chứng kinh nguyệt không đều: Phần nước màu xanh lá cây trong ngọn bí có tác dụng hoạt huyết hạ hỏa. Phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh nên thường xuyên nấu nước ngọn bí đỏ để uống.
Giảm chứng mệt mỏi lao lực, nóng trong: Ngọn bí đỏ có tác dụng làm dịu dạ dày, thông kinh lạc, trị hạch phổi và thấp nhiệt, điều trị sốt lao phổi, đường ruột, táo bón thương hàn, ho, viêm amidan, mắt nhìn mờ…
Hoa bí đỏ.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng nói không quá lời rằng hoa bí đỏ là loại thực phẩm "rau toàn năng" vì nó có "chất dinh dưỡng cao hơn tất cả các loại rau khác". Không những thế, đây còn là thứ tinh túy nhất trên cây bí đỏ, không chỉ ăn ngon mà còn là một vị thuốc rất quý giá.
Phấn hoa bí đỏ được nghiên cứu và công nhận trên toàn thế giới là có tác dụng cải thiện giấc ngủ, bảo vệ mạch máu, tim mạch, tăng trí thông minh, cầm máu nhanh và tăng cường sức mạnh thể chất. Hoa bí đỏ còn có tác dụng giúp điều trị viêm kết mạc, viêm vú và các chứng sưng viêm. Nó chứa chất carotene, giúp điều trị viêm hạch (u lympho) ác tính và các mầm bệnh ung thư khác.
Cả hoa bí đỏ còn tươi và hoa phơi khô đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường được chuyên gia Đông y sử dụng để điều trị ho, vàng da và bệnh kiết lỵ.
Về chế biến, ngọn và hoa bí đỏ có thể đem xào hoặc nấu canh tùy theo sở thích của mỗi người như ngọn bí đỏ xào tỏi, ngọn bí đỏ xào thịt bò hoặc ngọn bí đỏ xào tôm…Tuy nhiên, chỉ cần xào với tỏi, món ăn này đã đủ làm mê mẩn không chỉ những tín đồ nghiền món rau mà còn chinh phục cả người không thích ăn rau.
Ngọn su su
Ngọn su su xào tỏi.
Ngọn su su là thực phẩm giàu folate, chất xơ, chất đồng, chất kẽm và vitamin B, giúp ngăn chặn sự hình thành của homocystein là chất có khả năng gây nên bệnh tim và đột quỵ. Vitamin C, K có trong ngọn su su giúp chống ô xy hóa, loãng xương.
Ngoài ra, ngọn su su còn tốt cho tim mạch, làm chậm hoặc ngăn chặn bệnh ung thư phát triển, tốt cho tuyến giáp, giúp liên kết các chuyển hóa trong tuyến giáp, chống loãng xương, giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa mụn, đẹp da, sản sinh nguồn năng lượng dồi dào, đủ cho cả ngày làm việc mệt mỏi.
Cách chế biến ngọn su su cũng rất đơn giản. Vị giòn ngọt của ngọn su su sẽ khiến bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn. Các món hấp dẫn làm từ ngọn su su gồm ngọn su su xào tôm lột vỏ, ngọn su su xào lòng gà, ngọn su su xào thịt bò, ngọn su su xào tỏi... Tuy nhiên ngọn su su hợp nhất là xào tỏi chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Chỉ đơn giản ra giàn su su và chọn cắt vài đọt su su ở nhánh lá thứ hai kể từ ngọn vì đó là phần mềm và ngọt nhất. Sau đó, tước bỏ lớp xơ bên ngoài và bẻ thành những đoạn ngắn rồi rửa sạch và để ráo nước. Khi chế biến, trước tiên cho một ít dầu ăn vào chảo, sau đó đập một tép tỏi thả vào dầu cho chín vàng và bắt đầu thả ngọn su su đã cắt ngắn vào, đổ thêm một ít nước và nêm cho vừa ăn. Khi rau vừa chín tới, giã thêm một ít tỏi trộn vào rồi cho ra đĩa, dùng nóng.
Hoa thiên lý
Hoa thiên lý xào thịt bò.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao…
Hoa thiên lý không chỉ được sử dụng như một món rau đặc sản ngon miệng mà còn được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị rất tốt trong những trường hợp sau đây.
Hoa thiên lý nấu canh tôm.
Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hàng ngày. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo.
Hỗ trợ điều trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.
Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng tốt.
Chữa mụn nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, đắp 2- 3 ngày sẽ khỏi.
Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g; ngải cứu 12g; rau má, lá đinh lăng, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 5 - 7 ngày. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị 30g, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Công dụng: giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.
Nộm hoa thiên lý trộn thịt gà.
Trong bữa ăn hàng ngày, bạn có thể chế biến hoa thiên lý thành nhiều món ngon hợp khẩu vị với các thành viên gia đình như: thiên lý xào tỏi, thiên lý nấu canh với tôm, thiên lý xào thịt bò, thiên lý nấu thịt băm, thiên lý nấu canh cua…
Hoa mướp
Hoa mướp.
Hoa mướp (bông mướp) là nguồn thực phẩm sạch, mọi người rất thích ăn. Thông thường người miệt vườn trồng mướp là để lấy quả. Vì vậy, họ thường hái những hoa mướp đực đem bán hoặc dùng để chế biến các món ăn. Hoa mướp cái chừa lại để kết quả sau này.
Trên cây mướp có rất nhiều bộ phận vừa là món ăn ngon miệng vừa là vị thuốc chữa bệnh như lá mướp, quả mướp, thân mướp, xơ mướp. Trong đó, hoa mướp là một món rau được nhiều người yêu thích vì hương vị thơm, mát, giòn của nó. Hoa mướp thường được dùng nấu canh ăn giải nhiệt ngày hè hoặc được dùng xào với thịt bò, tôm tươi… như một món ăn bổ dưỡng.
Hoa mướp xào mề gà.
Ngoài ra, hoa mướp còn có tác dụng chữa các bệnh sau:
Giúp hạ sốt, chữa đau đầu: Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 -10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 -3 lần trong ngày.
Trị đại tiện ra máu do trĩ: Hoa mướp 30g, nấu nước uống, mỗi ngày 1 lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến