Không đói nhưng bụng vẫn kêu 'ọc ọc', có thể là dấu hiệu của 3 bệnh này
3 loại cá nên hạn chế ăn để tốt cho sức khỏe / Mãng cầu xiêm: 8 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Khi đói, bụng sẽ phát ra tiếng kêu "ọc ọc". Âm thanh này được tạo ra do không khí, thức ăn, chất lỏng di chuyển trong quá trình co bóp của cơ trơn quanh ống tiêu hóa. Khi ăn, thức ăn sẽ cản bớt tiếng ồn trong dạ dày và ruột. Tuy nhiên, khi bụng rỗng, tiếng kêu này sẽ phát ra to và rõ hơn.
Nếu để bụng rỗng trong một thời gian dài, các cơ của thành dạ dày lại tiếp tục co bóp mạnh như lần trước. Khi đó, rất nhiều khí và thức ăn đã tiêu hóa được nén chặt xuống dạ dày rỗng làm tiếng kêu càng ngày càng to hơn.
Nếu bạn không đói nhưng bụng thường xuyên phát ra tiếng kêu lớn, trên 10 lần/phút thì cần phải chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe.
Rối loạn chức năng đường ruột
Đây là căn bệnh rất phổ biến. Nguyên nhân thường xuất phát từ chế độ ăn uống.
Chức năng đường ruột bị rối loạn có thể gây ra triệu chứng nhu động ruột, táo bón, chướng bụng. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, dễ dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.
Rối loạn chức năng đường ruột nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra tác hại lớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Do đó, nếu thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm các tốt. Tùy theo tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc, gồm các thuốc prokinetic, thuốc ức chế axit, thống chống co thắt, thuốc chống tiêu chảy...
Viêm dạ dày ruột cấp
Tăng nhu động ruột cũng có thể do viêm dạ dày ruột cấp tính. Đây là một bệnh cấp tính thường xảy ra vào mùa hè và mùa thu. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh bao gồm tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, sốt.
Viêm dạ dày ruột cấp có thể tự khỏi khi có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với nghỉ ngơi. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm ký sinh trùng, vi khuẫn sẽ cần điều trị bằng thuốc.
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori
Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng có nhu động ruột tăng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, giai đoạn giữa có thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, trào ngược axit, mệt mỏi.
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, K dạ dày.
Người bị nhiễm vi khuẩn HP cần chú ý duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, tránh làm việc quá sức và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo