Kiểu ăn măng phổ biến này biến chúng thành thuốc độc mà nhiều người chẳng ngờ
5 loại thực phẩm mẹ bầu nên tích cực ăn để con sinh ra mắt sáng - da trắng, ai nhìn cũng yêu / Những thực phẩm giàu sắt tốt cho người thiếu máu, giảm chứng hoa mắt chóng mặt
Măng là một thực phẩm ưa thích của người dân Việt Nam ở cả nông thôn lẫn thành thị, đặc biệt trong các bữa cỗ và dịp lễ Tết.
Tuy nhiên, việc sử dụng măng không đúng cách sẽ hết sức nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây tử vong. Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1mg/kg trọng lượng cơ thể.
Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.
Mỗi cân măng củ có khoảng 230mg cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg.
Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, hiện nay nhiều gia đình có thói quen cực kỳ nguy hại khi ăn măng.
“Nếu cứ giữ thói quen này, mọi người sẽ biến măng thành thuốc độc”, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.
Luộc măng qua loa
Trong măng có độc tố cyanide. Độc tố này khi đi vào cơ thể dưới tác động của các enzyme của đường tiêu hóa sẽ biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, trước khi nấu măng phải được luộc thật kỹ và rửa đi rửa lại rất nhiều lần.
Không ngâm nước trước khi dùng
Trong măng chứa chất HCN đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người già yếu dễ nhạy cảm với độc tính của nó. Đặc biệt chất HCN có thể gây chết người với liều lượng 50 đến 60mg, khi bị ngộ độc sẽ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mỏi, liệt cơ, ngừng thở… Trong khi đó, mỗi cân măng chứa khoảng 230mg cyanide.
Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng độc tố này còn rất ít.
Chính vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng và phải thay nước liên tục.
Măng tươi ngâm dấm, ăn xổi
Nhiều người có thói quen ngâm măng với dấm và ăn xổi. Tuy vậy, do độc tố trong măng gây hại cho sức khỏe nên măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì có thể gây ngộ độc.
Mới đun sôi đã ăn
Để tránh ngộ độc, khi nấu măng phải đun thật kỹ trước khi ăn.
Mua hàng không rõ nguồn gốc
Không những bản chất của măng có độc tố, người tiêu dùng ăn phải măng không có nguồn gốc, không có nhãn mác thì nguy cơ măng tẩm hóa chất là rất lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cảnh tượng dạm ngõ tan hoang: Mẹ chồng tương lai buông lời xúc phạm, gia đình tôi “công khai” trả lễ giữa bàn tiệc
Tử vi ngày 14/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Sửu cần cẩn trọng, tránh xa kẻ tiểu nhân
3 con giáp đón lộc trời, vận may bùng nổ từ ngày mai
Nghe con dâu báo tin mang bầu, mẹ chồng vui mừng tặng ngay căn hộ 2 tỷ, nhưng bí mật từ cuộc điện thoại khiến bà lặng người
Loại cá bổ ngang tổ yến, giá rẻ, bán đầy ngoài chợ nhưng ít ai ăn
Tử vi tháng 11/2024 cho người tuổi Tị: Tinh thần phấn chấn, hiện thực hóa mục tiêu