Kiểu gia đình dễ dưỡng thành những đứa trẻ xuất sắc, kiểu cuối cùng đặc biệt nhất
Sợ mất quyền nuôi con, chán chồng vẫn không dám bỏ / Đang tranh quyền nuôi con, bỗng dưng vợ buông tay để cả 2 con cho tôi, băn khoăn mãi cho tới ngày tình cờ thấy cô ấy đứng lặng người trong gió rét
Gia đình cha mẹ có phẩm hạnh
Nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng Spencer từng nói: "Chúng ta cho đến cuối đời, có lẽ sẽ không tích lũy được quá nhiều tài sản, cũng không có chút tiếng tăm gì. Nhưng mỗi bậc cha mẹ thông qua cuộc sống đều đã tích lũy được một số kinh nghiệm và phẩm hạnh. Đem những thứ này cấp cho con trẻ, chúng sẽ sử dụng để tỏa sáng và mở mang cuộc sống này".
Trong cuộc sống này, cha mẹ có thể không có đủ tài phú để cho con, nhưng có một thứ mà mọi bậc cha mẹ đều có thể cho con, đó chính là nhân phẩm.
Dẫu là ai trên thế gian này, có mối quan hệ gì, bất kể bắt đầu như thế nào, thì đều sẽ kết thúc ở nhân phẩm.
Cha mẹ có phẩm cách khác nhau, sẽ dưỡng thành những đứa trẻ có cuộc sống khác nhau.
Thành công của một đứa trẻ có liên quan mật thiết đến giáo dục gia đình. Việc hình thành nhân cách xuất phát từ sức mạnh của các hình mẫu, và cha mẹ chính là hình mẫu của con, không thể nào trốn tránh.
Ảnh minh họa
Gia đình biết tôn trọng lẫn nhau
Tiền đề của tôn trọng con cái, là sự tín nhiệm.
Cuộc đời mỗi con người đều có vô vàn khả năng, quyền lựa chọn cuộc đời, thuộc về mỗi người.
Việc cha mẹ nên làm là tin tưởng rằng con cái có thể xử lý tốt việc của chúng. Cha mẹ trong cuộc sống của con cái, nên là người đưa ra ý kiến, lời khuyên, là người dẫn đường cho con cái chứ không phải người đưa ra quyết sách.
Có người nói: “Hãy để con cái phát triển tự nhiên như những bông hoa dại, hãy tôn trọng tính cách và lựa chọn của chúng.”
Một đứa trẻ phát triển lành mạnh, ngoài tình yêu thương ra, nó còn cần có sự tôn trọng. kiểu tôn trọng này không phải là bất lực để con cái thích ra sao thì ra, cũng không phải sự bảo thủ bắt con cái làm những gì chúng không muốn.
Để con cái trưởng thành trong quá trình lựa chọn, học cách gánh vác trách nhiệm, chứ không phải vạch sẵn kế hoạch cuộc đời rồi ép chúng làm theo.
Cha mẹ không chỉ cần tôn trọng con cái, mà trong đối nhân xử thế cũng cần học cách tôn trọng người khác, để con cái sống trong môi trường này, học được sự tự tôn, học được cách tôn trọng người khác.
Gia đình yêu học tập
Không có cha mẹ sinh ra đã thành công cũng chẳng có cha mẹ không cần phải học. Cha mẹ thành công là kết quả của việc học hỏi và đề cao liên tục không ngừng. Mà học tập chính là phương cách hiệu quả để cải thiện bản thân.
Một doanh nhân thành đạt đã từng phải thốt lên rằng: “Cuộc sống của tôi và gia đình tôi đã thay đổi nhờ đọc sách. Tầm quan trọng của việc đọc là không cần nói cũng rõ".
Có câu nói rằng, bạn muốn con trở thành người như thế nào, thì bạn hãy là người như vậy.
Cha mẹ là giáo viên tốt nhất cho con cái. Giáo dục tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con là dạy dỗ bằng ví dụ. Để trẻ yêu thích việc học, trước tiên cha mẹ phải tạo ra một gia đình có không khí học tập.
Khi rảnh rỗi, cha mẹ hãy đặt điện thoại di động xuống, tắt TV, máy tính, cầm sách hoặc báo giấy lên và đọc...
Chính sự tự cải thiện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tinh tế đến sự hình thành thói quen đọc sách của con cái.
Những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí học tập, thì học tập sẽ trở thành thói quen như ăn cơm uống nước hàng ngày của trẻ, chứ không phải là một loại gánh nặng phải thi hành.
Gia đình luôn nói chuyện nhẹ nhàng, tử tế
Có người nói: “Giáo dục tốt hay không, cứ nhìn cách cha mẹ nói chuyện là biết”.
Đúng vậy, có câu “lời ra sao, người hao hao như vậy”, phương thức nói chuyện của cha mẹ, có thể cho thấy thái độ và tính cách của họ.
Cha mẹ ăn to nói lớn, động tý là mắng mỏ người khác, không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng mà còn dọa sợ cả đứa trẻ; ngược lại cha mẹ nói năng nhẹ nhàng, tử tế, luôn thuận hòa sẽ giúp con cái được phát triển trong một môi trường hạnh phúc.
Cả nhà sinh sống với nhau, phải biết chừng mực, lịch sự. lời nói ôn hòa, nhẹ nhàng là điều không thể thiếu trong một gia đình. Đối với con cái lại càng cần phải nhẹ nhàng, ấm áp.
Đừng bao giờ trút giận, to tiếng lên con cái, chỉ khi bạn nhẹ nhàng với con cái, con cái mới mong muốn và sẵn sàng chia sẻ với bạn mọi chuyện giống như một người bạn mà không phải e dè.
Gia đình là nơi để thư giãn và nghỉ ngơi, đừng mang sự bất bình và bất mãn trong xã hội trút lên các thành viên trong gia đình. Khi ở bên gia đình, hãy khiến cả nhà cảm thấy thoải mái khi nói chuyện và chia sẻ một ngày của nhau.
Cha mẹ thay đổi suy nghĩ, làm tấm gương cho con cái, cùng con cái trưởng thành trong hạnh phúc, mang tới cho chúng một môi trường gia đình tốt đẹp và tích cực, mới là phương thuốc giáo dục ra những người con ưu tú tốt nhất.
Gia đình biết cách quản lý cảm xúc
Một cuộc khảo sát cho thấy trong quá trình nuôi dạy con cái, 90% cha mẹ sẽ lo lắng rằng:
Làm thế nào tôi có thể giao tiếp tốt hơn với con tôi?
Nếu tôi quá bận không có thời gian dành cho con thì sao?
Đứa nhỏ thi trượt thì làm sao bây giờ?...
Tại sao có sự lo lắng này? Nhiều cha mẹ đã không thể quản lý và kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
Cha mẹ lo lắng trong một thời gian dài như vậy thường nhạy cảm, dễ cáu kỉnh và mất bình tĩnh với con cái.
Một mặt, những đứa trẻ phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ trong một thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng, chúng cũng trở nên hung bạo và mất bình tĩnh.
Điều nghiêm trọng hơn là nếu cha mẹ không thể kiểm soát cảm xúc của mình, rất có thể sẽ hủy hoại một đứa trẻ.
Đã từng có không ít câu chuyện đau lòng tương tự như thế này. Bởi vì sơ sẩy, một người mẹ trẻ đã vô tình làm ngã một đứa trẻ năm tháng tuổi xuống giường.
Mặc dù đứa trẻ không sao, nhưng cô vẫn mãi tự trách mình, hơn nữa không những không nhận được sự an ủi từ chồng mà còn bị trách cứ: "Không phải đi làm, ở nhà trông con cũng không xong”.
Quá uất ức, cô chọn cách ôm con nhảy lầu, để chết cùng con.
Nếu cha mẹ biết cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình và để đứa trẻ lớn lên trong một môi trường tích cực, thì đứa trẻ này nhất định sẽ trở thành một người biết quản lý cảm xúc, giao tiếp giữa người với người cũng không tệ. Khi đứa trẻ phải đối mặt với một vấn đề, chúng sẽ biết suy xét lý trí, không xử trí theo cảm tính.
Xin hãy tin rằng, nếu bạn mang lại sự u sầu và bi quan cho con trẻ, thì chúng sẽ đáp lại bạn bằng sự u sầu và bi quan; nếu bạn mang đến cho con niềm vui và hạnh phúc, thì dĩ nhiên chúng cũng sẽ vui mừng.
Gia đình có quy củ
Không có quy củ, sao thành vuông tròn.
Chúng ta thường nói rằng, giáo dục con trẻ, quản quá nhiều hay quá ít đều là không tốt. Bởi vì sự nuông chiều quá mức sẽ khiến con cái mất đi điều mấu chốt, trong khi quá khắt khe sẽ khiến chúng đánh mất chính mình.
Vậy chúng ta nên làm gì? Hãy đặt ra quy tắc cho con của bạn.
Lập ra các quy tắc gia đình, trước hết là vì trách nhiệm. Cha mẹ có ý thức này để sửa chữa những thói quen xấu, con cái có nhận thức này cũng sẽ có những thói quen tốt hơn.
Quy tắc gia đình không chỉ dành cho trẻ em, mà dành cho tất cả các thành viên trong gia đình. Cha mẹ cũng nên nghiêm túc nhìn lại bản thân, làm gương cho con cái và đặt ra gia quy tốt ngay từ khi con còn nhỏ.
Đối với trẻ em, những quy tắc này sẽ trở thành thói quen, không phải là trói buộc.
Trẻ nhỏ thích những gì trực quan, vui nhộn và dễ nhớ. Ở Nhật, một số quy tắc đã trở thành khẩu hiệu để khuyến khích sự trao đổi trong gia đình. Ví như: “Sáng rồi! Dậy sớm! Đi bộ! Cơm ngon!”; “Đi ngủ trước 21h sẽ luôn luôn khỏe mạnh”; “Hãy tuân thủ nhé – Cam kết nhỏ mấy – Cũng đừng có quên” thật gần gũi, dễ nhớ và bất cứ gia đình nào cũng có thể áp dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ