Kiểu uống sữa này tưởng tốt nhưng lại cực hại cho sức khỏe, nhiều người làm theo mà không biết
Thực phẩm giúp trẻ "lớn nhanh như thổi" bất chấp cả di truyền / Những sai lầm cực có hại khi ướp gia vị vào thực phẩm nhiều chị em mắc phải
Uống sữa khi bụng đói
Rất nhiều người có thói quen uống sữa khi cảm thấy đói, tuy nhiên họ lại thường xuyên cảm thấy đau bụng, đầy hơi. Đây là một nhóm người có khả năng dung nạp đường sữa kém, họ cần ăn uống tốt trước khi uống sữa. Bạn nên ăn thêm tinh bột sau khi dùng khoảng 30 phút.
Uống sữa ăn cháo
Ảnh minh họa
Sau khi ăn cháo, nhiều người cũng có thói quen uống 1 cốc sữa. Nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe chút nào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thì việc ăn uống này sẽ khiến cho bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Uống sữa và ăn trứng
Trong thành phần dinh dưỡng của trứng chứa nhiều canxi, chất đạm, protein, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con người. Nhưng nếu bạn ăn trứng và uống sữa trong cùng một lúc sẽ khiến cho bạn có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. Bởi cả sữa và trứng đều có tính hàn, lạnh bụng, khi ăn cùng lúc dễ gây tiêu chảy rối loạn tiêu hóa.
Dùng sữa với hoa quả
Sữa và các sản phẩm liên quan, đặc biệt là sữa chua, thường được phụ nữ kết hợp với nhiều loại trái cây như dâu, chanh, cam, xoài để giảm cân và làm đẹp da. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này có đặc tính hoàn toàn trái ngược. Sữa đặc tính lạnh và trái cây nhiệt.
Khi hệ thống tiêu hóa hoạt động, rất dễ tạo ra các phản ứng khiến sữa kết tủa, gây mất cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Hậu quả là đau bụng, cảm lạnh, dị ứng, tiêu chảy. Nếu bạn muốn kết hợp với trái cây thì chuối, táo, bơ, đào, lê, đu đủ là những lựa chọn an toàn.
Uống sữa với thực phẩm giàu protein
Sữa đã là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong khi đó, thịt và cá cũng chứa rất nhiều protein. Kết hợp những thực phẩm này với nhau là tự làm quá tải hệ thống tiêu hóa của bạn.
Đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa kém, họ dễ bị đau bụng, khó tiêu, dị ứng ...
Đun sôi sữa
Nhiều người thậm chí mua sữa tiệt trùng nhưng vẫn không an tâm, họ đun sôi lại để khử trùng. Nhưng chính thói quen này đã vô tình khiến sữa xuống cấp, có thể chuyển màu, có vị chua và thậm chí gây ung thư.
Do đó, bạn không nên đun sôi nữa. Đối với trường hợp sữa được làm lạnh, sử dụng cho trẻ nhỏ, có thể làm nóng khoảng 50 độ trong 6 phút hoặc 70 độ trong 3 phút.
Bạn không nên trộn đường với sữa đun sôi. Bởi vì ở nhiệt độ cao, sự kết hợp này tạo ra chất độc không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất là đợi sữa nguội rồi mới thêm đường.
Uống quá nhiều sữa
Không ít người cho rằng sữa bổ dưỡng nên uống càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 600 ml sữa mỗi ngày (tương đương 300g sản phẩm sữa) để tránh mất cân bằng dinh dưỡng, gây ra các hệ luỵ nguy hại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu từ ngày 6 tháng 11, ra ngoài quý nhân, vận may bốn con giáp sẽ tăng vọt, phú quý thịnh vượng tứ phương
Tử vi ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi may mắn và thuận lợi, có quý nhân giúp đỡ
Loài cây có tên đọc 'méo cả mồm', chữa bệnh khá tốt, mọc hoang khắp vùng nông thôn Việt Nam
Mẹ chồng mở tiệc 40 mâm xa hoa làm cả họ há hốc, nhưng khi cỗ đến, mọi người lại "ngã ngửa" vì bất ngờ
Festival Hoa Đà Lạt 2024 sẵn sàng đón hàng triệu du khách trải nghiệm 'bản giao hưởng sắc màu'
Lý do người Việt Nam kiêng thắp hương số chẵn lên bàn thờ, ý nghĩa đặc biệt của số lượng nén hương