Kỹ thuật trồng hoa kim châm trị bệnh tại nhà
Kỹ thuật trồng cây rau húng lủi một công nhiều tác dụng / Kỹ thuật trồng cây Trầu Bà để hút khí độc trong phòng
Kỹ thuật trồng cây hoa Kim Châm trong sân vườn rất đơn giản, bằng phương pháp tách gốc giống cây sả, người dân hoàn toàn có thể làm đẹp cho nhà mình và thay rau ăn hàng ngày. Loài hoa này còn có tên gọi khác là hoa hiên, chi Huyên thảo, chi Kim châm hay chi Hoàng hoa thái (tên Latin: Hemerocallis) là một chi thực vật có hoa trong họ Thích diệp thụ, trước đây từng được đưa vào họ Loa kèn.
Hoa kim châm có kỹ thuật trồng cây rất đơn giảnCác giống hoa huyên thảo rất đa dạng về màu sắc và hình dáng, là kết quả từ các nỗ lực lai tạo chuyên nghiệp. Hàng ngàn giống cây trồng đã đăng ký được đánh giá cao và nghiên cứu bởi các hiệp hội Hoa hiên địa phương cũng như quốc tế. Loài hoa này rất ít bị sâu bệnh, không đòi hỏi phải bón phân nhiều, chỉ cần tưới đủ nước là cây phát triển tốt và cho hoa đẹp.
Tác dụng của hoa kim châm
Trong y dược học hiện đại, kim châm là nguồn nguyên liệu tốt để bào chế tân dược. Loại hoa này chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như protein, chất béo, nitơ tự do, đường khử, tinh bột... Nó là nguồn vitamin A, thiamin và vitamin C dồi dào.
Người dân có thể trồng loài hoa này bởi nó có kỹ thuật trồng rất dễTừ lâu, kim châm đã được sử dụng như một vị thuốc dân gian có nhiều công hiệu. Lá và hoa làm thuốc chữa đổ máu cam, an thai, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, làm yên ngũ tạng, khỏi bốc nóng, giúp ăn ngon ngủ yên, sáng mắt... Rễ cây vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, lương huyết, chỉ huyết, được dùng làm thuốc lợi tiểu, giảm đau, chữa sốt, lỵ, nôn ra máu, đại tiện ra máu; sỏi tiết niệu. Rễ cây cũng có tác dụng chữa ho ra máu, viêm gan, vàng da, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa, đau răng. Lá và rễ giã đắp có thể trị sưng vú.
Hoa kim châm có nhiều chất dinh dưỡng
Ngoài tác dụng làm thuốc, kim châm cũng là một món ăn ngon dành cho dân sành điệu. Cách chế biến thông dụng nhất là nấu canh. Gần đây, các đầu bếp đã nghĩ ra các món như xào thập cẩm, băm lẫn với thịt nạc hay hấp cách thuỷ cùng tim, cật lợn. Dù làm cách nào, kim trâm vẫn giữ được vị ngon, ngọt rất đặc trưng của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết