Kỹ thuật trồng hoa trong chậu cảnh chuẩn nhất
Những bài thuốc trị bệnh đau mắt đỏ / 8 loại rau củ không nấu kỹ sẽ gây ngộ độc cơ thể
Trong khuôn viên nhà bạn chắc hẳn sẽ đẹp hơn, lãng mãn hơn nếu có được những chậu hoa đủ màu sắc. Tuy nhiên để có được những chậu hoa làm cảnh đòi hỏi sự tỉ mỉ trong kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc cho cây hoa luôn khoe sắc.
Chọn hướng nắng
Kỹ thuật trồng hoa trong chậu cần đặc biệt lưu ý tới chọn hướng nắng để đặt vị trí của chậu cây. Tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng, những nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa hoặc chất lượng hoa xấu, kém năng suất.
Chọn chậu trồng hoa phù hợp
Hãy chọn những chậu trồng hoa có kích thước phù hợp với các loại cây trồng và góc vườn nhỏ của mình, chúng phải có lỗ thoát nước. Các chậu gạch nung chịu được sương gió là lựa chọn lý tưởng cho việc trồng cây lâu năm. Khuyết điểm của chúng là những lỗ thoát nước khiến phân trộn hay chảy ra ngoài và cần phải tưới nước thường xuyên.
Những chậu hoa gốm tráng men trông thật xinh xắn khi bên trong nó được trồng những cây Đỗ Quyên, Ngũ gia bì vàng. Trong khi đó những chậu đá lại tuyệt vời cho những cây mang vẻ cổ dạng như bonsai. Các chậu nhựa thì rẻ và giữ ẩm tốt nhưng lại cần phải che phủ vào mùa đông để tránh rễ cây bị lạnh. Những mẫu cây cảnh tạo hình trông thật đẹp mắt trong những chiếc chậu nửa gỗ hoặc chậu bằng kim loại hiện đại. Tùy theo loại cây chọn trồng mà chọn loại chậu phù hợp.
Chuẩn bị đất và trồng cây
Trước khi trồng, điều đầu tiên đó là phải làm ướt đất. Bạn có thể tự pha trộn đất trồng với rơm, cỏ khô, phân bón, cho tất cả vào một thùng gỗ hoặc xe kút kít rồi trộn đều. Nếu mua túi đất hữu cơ bán sẵn ngoài cửa hàng, bạn chỉ cần thêm nước vào và trộn đều ngay trong túi trước khi đổ vào chậu.
Sau khi bố trí vị trí cây trong chậu theo sở thích của mình, hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho đất kín các kẽ hở trong chậu. Không nên cho đất vào đầy chậu, vì như vậy khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí.
Chăm sóc sau khi trồng
Thay thế lớp đất trên mặt của các cây được trồng trong chậu bằng một lớp phân trộn tươi vào sáng sớm. Điều này sẽ giúp cho cây có thêm nguồn dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
Các cây trong bồn hoa thường hay đối mặt với tình trạng khô hạn khi thời tiết ấm lên vào mùa xuân và mùa nắng. Hãy đảm bảo bạn luôn kiểm tra đất và tưới nước đều đặn.
Tưới nước
Kỹ thuật tưới nước cho cây hoa trong chậu cảnh cũng khá quan trọng. Nhiều người làm vườn nghĩ rằng nên tưới nước càng nhiều càng tốt, tuy nhiên đây lại là một quan niệm sai lầm. Việc tưới nước sẽ cuốn trôi lớp dinh dưỡng trên bề mặt đất trồng, nguồn thức ăn của cây sẽ theo đó mà nhanh chóng cạn kiệt. Để bù đắp lại lượng dinh dưỡng bị mất đi, cây trồng phải được bón phân theo quy trình và chu kỳ nhất định trong suốt quá trình sinh trưởng.
Bón phân
Cũng như động vật, cây xanh cần được bổ sung chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống. Bạn có thể sử dụng nhiều phân bón hữu cơ bán sẵn và bón theo hướng dẫn an toàn cho cây. Hầu hết các loại chậu cảnh cần được bón phân theo một chu kỳ cách nhau từ 10 đến 14 ngày.
Cách bón phân cho hoa cây cảnh thông thường nhất là hòa tan các loại phân bón trong một dung dịch nước sạch và hơi ấm với hàm lượng như chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Theo đó, trước khi tưới phân, cần kiểm tra để đảm bảo chậu cây đang đủ ẩm. Điều này cho phép phân bón được hấp thụ nhanh và đồng đều. Chỉ nên pha trộn lượng phân vừa đủ dùng một lần và đừng bao giờ cất giữ lại. Dùng riêng một thùng chứa để pha trộn phân bón và không dùng nó cho bất cứ mục đích nào khác. Nếu có sử dụng đến các hóa chất, phải đảm bảo cất giữ chúng một cách tuyệt đối an toàn.
Vì thị trường phân bón khá đa dạng nên bạn hãy sử dụng các loại phân bón dạng que và dạng viên sẽ dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Phân dạng que được ấn sâu vào trong lòng đất cách thành chậu khoảng 1 cm. Phân dạng viên cũng được cho vào đất trồng ở vị trí tương tự. Có thể sử dụng một dụng cụ chuyên dùng để cho các viên phân bón vào chậu sẽ đỡ tốn công hơn rất nhiều.
Phòng bệnh cho cây
Cây cảnh bày trí trong nhà hoặc ban công không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Kỹ thuật hồi phục khi cây bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây, không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện