Kỹ thuật trồng nấm rơm đơn giản, năng suất cao
Kỹ thuật trồng cây hoa chuối tràng pháo cho góc vườn đẹp rực rỡ, ấn tượng / Mua cà tím chọn quả cong hay thẳng thì ngon, người trồng cây mách 4 mẹo cực chuẩn
Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc với nhân dân ta. Nấm thường mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw mushrooom), tên khoa học là Volvariella volvacea. Nếu có kỹ thuật trồng nấm rơm đúng sẽmau thu hoạch, cho kinh tế cao.
Cứ mỗi tấn rơm ra trồng nấm nói chung trừ chi phí trong thời gian 15 – 20 ngày có thể lãi từ 500.000 – 700.000 đồng. Bã sau khi trồng nấm chế biến thành phân sinh học cao cấp. Ngoài ra, bã nấm còn dùng để nuôi trùn đất, lấy trùn nuôi gia cầm, gia súc và tôm, cá.
Kỹ thuật trồng nấm rơm đúng cách cho năng suất caoThời vụ trồng nấm rơm
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.
Chuẩn bị địa điểm
Có thể chất rơm ở nhiều nơi như: đất ruộng, trong vườn cây, chung quanh nhà,…có thể trên nền đất, gạch, xi măng trên kệ. Ngay cả trong nhà, trong bọc nylon. Chọn địa điểm sao cho bằng phẳng, cao ráo không bị ngập úng, sạch sẽ và nhất là gần đường vận chuyển rơm rạ, gần nước tưới để tiện việc chăm sóc, thu hoạch và chuyên chở.
Vật liệu trồng nấm
Người ta có thể dùng nhiều vật liệu khác nhau để trồng nấm rơm như: rơm rạ, bã mía, thân và lá chuối, lục bình, bông gòn. Nhưng thường ta hay dùng rơm rạ. Chất nấm bằng rơm, lúa mùa hoặc thần nông, lúa tẻ hoặc lúa nếp đều dùng được cả. Có thể dùng rơm mới suốt còn tươi hoặc rơm rạ đã khô, miễn đừng mục nát (đã biến thành màu nâu đen) sẽ cho năng suất không cao.
Phương pháp ủ rơm
Phương pháp được áp dụng với tất cả các loại rơm rạ có thể dùng rơm tươi hoặc rơm khô. Rơm được chất thành đống rộng khoảng 1,5 – 2m, dài ít nhất 1,5m. Chất một lớp rơm bề cao khoảng 2 – 3 tấc (bổ sung dinh dưỡng 0,5 – 1% urê, 1% vôi) tưới nước cho thật ướt và dùng chân dậm cho dẽ.
Vật liệu chính trong kỹ thuật trồng nấm rơm là rơm được ủChất lớp thứ hai dầy khoảng 3 tấc, tưới nước và dậm dẽ như trên. Tiếp tục lớp thứ 3, thứ 4 – cuối cùng đống ủ có chiều cao khoảng 1,5m. Mục đích tưới từng lớp để cho nước thấm đều trong rơm.Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao 60 – 70oC, làm cho nấm dại chết đi và phân hủy một phần chất hữu cơ để làm cho tơ nấm rơm dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. Sau 3 - 4 ngày đảo một lần, đảo rơm rạ từ dưới lên trên, trên xuống dưới, ngoài vào trong, trong ra ngoài cho đều. Khi đống ủ xẹp xuống (sau 10 – 12 ngày) ta có thể kéo rơm ra chất mô.
Chọn meo giống để trồng
Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo.
Xếp mô nấm
Cách xếp rơm ủ: dỡ bỏ lớp rơm mặt ngoài đồng ủ, mang rơm bên trong để xếp mô nấm và cố gắng xếp hết trong ngày.Cách chất mô nấm: rãi vôi xử lý nền trước khi xếp mô, lấy rơm cuộn tròn như cái gối và dựng đứng ép thành luống chiều cao khoảng 20cm, rộng 30 - 40cm rãi một đường meo ở giữa dọc theo mô.
Tiếp tục rãi rơm chất lớp thứ hai. Riêng lớp thứ hai cao khoảng 15cm, tưới nước, đè dẽ dặt rồi rãi lớp meo thứ hai. (có thể chất 2 – 3 lớp rơm, tùy theo mùa: mùa nóng chất thấp, mùa lạnh chất cao. Cứ mỗi lớp rơm dầy 15 – 20cm thì rãi một lớp meo).
Cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho nấm phát triển, không bị sâu bệnh
Ở trên cùng phủ một lớp rơm mỏng khoảng 5cm tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài mô cho láng và dùng tay nhét từng cọng rơm rơi vãi bên ngoài xuống đáy mô (nếu mặt ngoài mô không láng và không dẽ dặt, sau này khi thu hoạch sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, năng suất thấp).Hàng ngày theo dõi tưới nước và 4 -5 ngày sau dùng rơm khô rãi tơi khắp toàn bộ mặt ngoài của mô, tạo thành áo mô dầy 10 - 15cm (mùa lạnh, mùa mưa, chất xong phủ rơm ngay và phủ rơm dày hơn mùa nắng).
Chăm sóc và thu hoạch nấm rơm
Chăm sóc mô nấm: Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất. Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.
Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20 cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.
Nấm rơm là loài ngắn hạn, nhanh cho thu hoạch
Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.
Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài, không tạo được nấm.
Tiêu thụ nấm rơm
Khi hái nấm xong, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để thêm vài tiếng sau, từ giai đoạn hình trứng nấm có thể bị nở ô, vì vậy cần tiêu thụ nhanh trong 3 – 4 giờ đồng hồ. Dụng cụ đựng nấm cần thoáng, không để quá nhiều nấm (chiều cao dụng cụ tối đa 25cm). Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10 – 150C.8.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn