Rau mầm là loại thực phẩm mọng nước, mềm và được sử dụng toàn cây, bao gồm cả lá, thâm và rễ mầm sạch, chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ rất tốt cho cơ thể con người. Loại rau non xanh này cũng là nguyên liệu để làm nên những món ăn ngon nhưsandwich,salad, nộm,...
1. Chuẩn bị trồng rau mầm
Chuẩn bị hạt giống
Không nên mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc hạt không rõ nguồn gốc để trồng mà hãy chọn loại hạt giống chuyên dụng. Một số loại hạt giống rau có thể trồng thành rau mầm như củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền,...
Ảnh minh họa.
Những loại hạt giống lý tưởng nhất để trồng rau mầm phải kể đến: bông cải xanh, linh thảo, hướng dương, cỏ ba lá, cải củ, mù tạt, đậu lăng, cỏ cà ri, quinoa,...
Giá thể trồng
Để cây rau mầm phát triển tốt nhất và có nhiều dinh dưỡng thì ngoài kỹ thuật trồng rau mầm tốt, nên chọn loại giá thể chuyên dụng để sản xuất rau mầm hoặc có thể dùng bụi xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất. Loại xơ dừa này nhẹ nên vận chuyển rất dễ và có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cây phát triển.
Khay, kệ, giấy lót
Ảnh minh họa.
Có thể tận dụng bất cứ loại vật liệu nào có sẵn trong gia đình để đựng giá thể trồng rau mầm, nếu không chuẩn bị được có thể mua khay xốp là tiện lợi nhất. Đối với kệ đỡ, tùy kích thước của khay mà chuẩn bị kệ có kích thước phù hợp.
Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau.Có thể dùng giấy mềm hoặc giấy mua ở hàng mã.
Bìa carton
Bìa này dùng để đậy lên bề mặt của khay đựng trong 1 - 2 ngày đầu mới gieo hạt.
Bình tưới
Không nên tưới bằng cách vẩy nước hay dùng bình có bát sen mà nên sử dụng loại bình tưới có vòi phun sương.
2. Kỹ thuật trồng rau mầm chi tiết
Ảnh minh họa.
Ngâm hạt giống rau mầm
Khi bắt đầu trồng, chỉ cần lấy 2-3 thìa nhỏ hạt là đã đủ vì khi cây lớn lên sẽ chiếm đủ diện tích của khay trồng.
Trước khi ngâm, rửa thật sạch hạt giống và ngâm với nước ấm khoảng 50 độ C trong 2 - 5h tùy theo độ dày vỏ của từng loại hạt. Sau khi ngâm, ta sẽ loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Ngâm xong vớt ra để ráo.
Đối với rau ăn lá
Cải xanh, rau dền, xà lách: Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng
Mồng tơi, rau muống: Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng
Đối với các loại rau gia vị
Kinh giới, tía tô: Ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Cần, hẹ, hành, ngò gai: Ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng
Đối với rau ăn trái
Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: Ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu bắp: Ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng
Đậu rồng, khổ qua: Ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng
Xử lý giá thể trồng rau mầm
Cho giá thể vào khay với độ dày khoảng 2 - 3cm và bề mặt bằng phẳng để hạt tránh bị dồn lại hay quá thưa khi gieo. Phun nước cho ướt giá thể và trải giấy thấm mềm lên trên mặt giá thể, tiếp tục phun nước lần 2.
Cách gieo hạt rau mầm
Cách gieo hạt trong kỹ thuật trồng rau mầm khá đơn giản. Bạn gieo bằng tay đều các hạt lên giá thể với mật độ trung bình khoảng 10gr hạt/40cm2bề mặt giá thể.
Ảnh minh họa.
Sau khi gieo, tưới phun nhẹ một lần nữa rồi dùng tấm bìa cứng đã chuẩn bị sẵn để đậy lên bề mặt trong vòng hai ngày.
Cách chăm sóc rau mầm
Sau 2 - 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.
Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay. Quá trình từ lúc chuẩn bị hạt giống cho đến khi thu hoạch là khoảng 1 tuần.
3. Thu hoạch và bảo quản
Khi rau mầm đã đạt đến độ thu hoạch thì bạn dùng dao sắc hoặc kéo cắt sát gốc cây rau, hoặc có thể nhẹ nhàng nhổ lên khỏi khay trồng rồi mới dùng kéo cắt bỏ rễ. Sau khi cắt, rửa lại với nước sạch, tránh để rau bị dập nát là có thể dùng được ngay.
Ảnh minh họa.
Nếu không dùng hết rau mầm thì tốt nhất không nên rửa để tránh rau bị ủng mà cho vào túi nilon sạch, khô và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
4. Một số chú ý khi trồng rau mầm
Rau mầm phải được trồng ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở những nơi bị nắng chiếu vào hay mưa trực tiếp và gió lùa mạnh.
Từ 1 đến 2 ngày sau khi gieo hạt thì nên mở lớp giấy ra, phun sương nhẹ vừa đủ ướt.
1 ngày trước khi thu hoạch thì nên giảm tưới hoặc ngưng tưới tùy theo mức độ ẩm của giá thể.
5. Những loại rau mầm không nên trồng
Không phải loại hạt nào cũng có thể trồng thành rau mầm và không phải loại mầm nào bạn cũng có thể chế biến thành món ăn bởi một số loại rau củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố, nếu ăn vào sẽ gây hại tới sức khỏe.
Một số loại mầm không nên trồng hoặc ăn:
Cây sắn
Đậu kiếm, đậu mèo
Đậu trứng chim
Đậu ván già
Dưa dây
Khoai lang
Khoai tây
Măng.