Đời sống

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu tây tại nhà đơn giản

Dâu tây là một loại quả đẹp mắt, có mùi thơm dễ chịu, được các chị em vô cùng ưa chuộng, không những thế, nếu áp dụng đúng những kỹ thuật trồng cây, những cây dâu tây cũng có thể trở thành cây cảnh đẹp trong nhà.

Kỹ thuật trồng rau muống cạn xanh non, an toàn tại nhà / Kỹ thuật trồng rau sạch trong thùng xốp dễ làm, tiết kiệm

Kỹ thuật trồng cây dâu tây, một loại cây ăn quả thành một loại cây cảnh thực chất không khó. Dâu tây nhỏ xinh, mùi thơm dễ chịu, rất được các chị em ưa chuộng, chỉ cần bỏ 1 chút công sức trồng và chăm sóc, những chậu dâu tây sẽ sẵn sàng vừa cho trái vừa làm cây cảnh trang trí thêm cho ngôi nhà.

Ap dụng đúng kỹ thuật trồng cây, ngôi nhà sẽ có thêm những chậu dâu tây trang trí độc đáo

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây, ngôi nhà sẽ có thêm những chậu dâu tây trang trí độc đáo

Chọn chậu

Loại chậu thích hợp nhất với việc trồng dâu tây là các dạng chậu máng, chúng có những ưu điểm đặc biệt phù hợp với trồng dâu tây tại nhà:

Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón.

Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ).

Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 - 5 chậu.

 

Chọn đúng loại chậu rất có lợi cho kỹ thuật trồng cây và chăm sóc dâu tây

Chọn đúng loại chậu rất có lợi cho kỹ thuật trồng cây và chăm sóc dâu tây

Giống cây

Dâu tây có thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con, tuy nhiên cách trồng bằng hạt cần thời gian lâu hơn và có phần phức tạp hơn cách trồng bằng cây con. Một ưu điểm rõ ràng của việc trồng bằng cây con đó là sẽ đảm bảo việc chọn được những cây khỏe mạnh.Nếu chọn giống dâu tây nên chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Điều đầu tiên của kỹ thuật trồng cây đó là chọn được cây non khỏe mạnh

Điều đầu tiên của kỹ thuật trồng cây đó là chọn được cây non khỏe mạnh

Đất trồng dâu tây

 

Nếu có điều kiện có thể mua đất dinh dưỡng về trồng cây sẽ phát triển tốt nhất.

Lựa chọn đất thịt nhẹ, sạch,đất trồng cần giữ ẩm tốt và thoát nước tốt tránh ngập úng.

Trước khi trồng cây có thể trộn thêm phân bón hoặc phân bón lót với số lượng ít để giúp cây có đà phát triển tốt.

Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả vừa giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

Tưới nước

 

Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.

Chú ý đến kỹ thuật trồng cây và chăm sóc sẽ cho ra những chậu dâu tây vừa có quả, vừa làm cảnh đẹp mắt

Chú ý đến kỹ thuật trồng cây và chăm sóc sẽ cho ra những chậu dâu tây vừa có quả, vừa làm cảnh đẹp mắt

Chăm sóc

Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.

Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

 

Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.

Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây.

Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm