Cùng điểm tên một số loại thảo dược vô cùng quen thuộc nhưng lại có công dụng tuyệt vời này nhé!
Lá khế chữa dị ứng, mề đay
Khế là loại cây vốn rất đỗi quen thuộc với người Việt. Ngoài được trồng làm cảnh và cây ăn quả, từ xưa khế đã được dân gian tận dụng làm nguyên liệu chính trong bài thuốc chữa dị ứng, mề đay nổi tiếng hiệu quả.
Theo Đông Y, lá khế vị chát tính lạnh, có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt. Do đó đây là loại thảo dược được dân gian ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa dị ứng mề đay.
Với những trường hợp nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ người bệnh có thể rang héo lá khế tươi ở nhiệt độ vừa phải rồi chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Ngoài ra, có thể dùng lá khế và rễ sắc nước uống mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay từ bên trong rất hiệu quả.
Kim ngân hoa
Theo Đông y, kim ngân hoa có vị ngọt, tính lạnh, vào phế, vị, tâm, tỳ, đại tràng nên có tác dụng phong trừ giải nhiệt, lương huyết chỉ lỵ. Trong khi đó, tình trạng mẩn ngứa, sẩn mề đay chủ yếu là gan bị tích tụ độc tố gây nóng trong. Do đó, sử dụng kim ngân hoa để điều trị sẽ giúp đẩy lùi những yếu tố gây bệnh nhờ thanh lọc cơ thể, giải độc gan.
Kinh nghiệm dân gian dùng kim ngân hoa tươi, giã nát, chế với rượu, đắp lên vùng da bị dị ứng. Ngoài ra còn có thể dùng kim ngân hoa 10g, ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày cho đến khi bệnh dứt hẳn.
Kinh giới
Không chỉ là loại gia vị phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày, kinh giới còn là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc cắt nhanh những cơn ngứa và phòng ngừa tái phát tình trạng dị ứng, sẩn mề đay.
Kinh giới hay còn gọi là khương giới, có tên khoa học là Elsholtzia cristata, là loài cây thuộc họ Hoa môi. Cây có thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30 – 50 cm.
Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, vào kinh phế và can có tác dụng tán hàn giải biểu, thúc nọc sởi, chống kinh giật, cầm máu nên mang lại hiệu quả rất tốt để điều trị những triệu chứng sẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban… mà tình trạng dị ứng mang lại.
Bài thuốc từ ké đầu ngựa
Theo Đông y, cây ké đầu ngựa còn có tên là thương nhĩ tử, có vị ngọt, tính ôn nhưng hơi độc. Loại thảo dược này có tác dụng vào phế kinh làm ra mồ hôi giúp tán phong, tiêu độc, sát trùng, trừ thấp.
Dân gian thường dùng ké đầu ngựa phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ giã dập sau đó nấu cao. Mỗi ngày lấy 6 – 8 gam hòa nước uống để chữa mẩn ngứa, dị ứng.
Rau má
Từ xưa, dân gian đã coi rau má như một vị thuốc quý. Loại dược liệu này có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, sát khuẩn, cầm máu và giảm bớt những dấu hiệu của dị ứng hiệu quả.
Chỉ cần lấy khoảng 50g rau má tươi, rửa sạch, giã giập (hãm với nước sôi 200ml như hãm chè tươi) uống trong ngày, các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa có thể giảm thiểu đáng kể.
Trên đây là một số loại thảo dược xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa mề đay từ lâu đã được dân gian tin dùng. Khác với thuốc tân dược, phương pháp sử dụng thảo dược này khá an toàn, không gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và còn có khả năng phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên, do các bài thuốc vẫn còn sử dụng các loại thảo dược đơn lẻ, chưa có sự phối hợp nên tác dụng kiểm soát triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa còn chậm và chưa rõ rệt.