Lâm Đồng: Ông Tách cà phê, khi giá "ủ ê" vẫn thu 2 tỷ đồng
Quảng Nam: Lão nông “sống khỏe” từ ngày trồng mít / Lâm Đồng: Trồng bưởi da xanh "xen canh" heo rừng, thu về cả tỷ đồng
Trong căn nhà 2 tầng khang trang tại thôn 4, xã Lộc Phú ông Mẫn Văn Tách vui vẻ đón tiếp PV sau vài lần hẹn. Ông Tách lý giải, do diện tích cà phê quá rộng nên công việc thường xuyên, ít có thời gian để tiếp được phóng viên.
Ngồi trò chuyện cùng ông Tách, những người PV trẻ mới biết ông sinh ra tại huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh). Năm 1962 (khi mới 17 tuổi) ông tham gia dân quân hỏa tiễn. Đến năm 1979, ông chuyển qua làm lính du kích trong Chiến tranh Biên giới phía Bắc.
Ông Tách bên những cây cà phê xanh tốt của gia đình mình. Ảnh: Việt Thuận.
“Hồi ấy, chiến tranh ác liệt, đi lính chẳng dám nghĩ đến ngày về, nhưng vì hòa bình của đất nước, vì vợ con đang mong ở quê nhà, mình phải chiến đấu, phải dành được thắng lợi” Ông Tách tâm sự. Khi hòa bình lập lại, ông trở về quê hương làm kinh tế.
Năm 1995, ông Tách quyết định cùng vợ và 8 người con vào thôn 4 (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) lập nghiệp. Với số tiền mang theo, ông mua được 3 ha chè, sau đó, ông chuyển đổi những diện tích chè kém năng suất sang trồng cà phê. Thời gian sau nhận thấy cây cà phê cho năng suất và giá trị cao hơn nên ông chuyển hẳn sang trồng cà phê.
Trong thời gian này, với bản lĩnh của người cựu chiến binh luôn trăn trở tìm hướng đi riêng để phát triển kinh tế. Khi thấy các giống cà phê ghép có năng suất cao ở Bảo Lộc, Di Linh, ông bắt đầu mày mò học hỏi “họ làm được, tại sao mình không”. Nghĩ là làm, ông bắt đầu tiến hành ghép giống mới trên diện tích cà phê sẵn có của gia đình.
Chính nhờ sự quyết tâm, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, sản lượng cà phê của gia đình ông Tách ngày một tăng, từ 1,5 đến 2 tấn/ha những năm 2000, sau 4 năm kể từ khi ghép mới, năng suất tăng gấp đôi so với trước, khoảng 3 đến 4 tấn/ha.
Khi có vốn, ông đầu tư thêm máy móc, mua lại lại đất của những hộ dân gần nhà trồng cà phê nhưng có sản lượng thấp để về tự ghép lại. Nói về bí quyết cách lấy mầm ghép, ông Tách cho biết, những cây có năng suất cao, quả to, chùm dày và khả năng chống chịu sâu bệnh cao sẽ được ưu tiên lấy làm giống. Ông cũng chọn những cây cà phê đạt sản lượng cao trong vườn để tiến hành lấy mầm ghép nối.
Hiện nay, gia đình ông trồng cà phê với đầy đủ các loại máy móc phục vụ sản xuất nên rất chủ động. Ảnh: Việt Thuận.
Ông Tách cho biết thêm, để cây đạt năng suất cao, phát triển tốt “cần phải đảm bảo chất lượng cây con từ khi xuống giống”. Với đặc thù ở Tây Nguyên là hai mùa mưa và nắng nên việc chăm sóc cây cà phê cũng cần phải có những kĩ thuật nhất định.
“Mùa khô là mùa mà người nông dân trồng cà phê vất vả nhất” ông chia sẻ. Cần phải ép nụ bung ra, sau đó bổ sung nước để cây ra hoa đều, thường xuyên cắt bỏ cành khô. Bên cạnh đó, phun thuốc để hạn chế rụng quả. Mùa khô cũng là mùa mà cây cà phê dễ bị rệp, sâu đục thân...".
Vì vậy, theo ông Tách người trồng cần chú ý để có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Khi phát hiện cây cà phê có dấu hiệu bị rệp sáp tấn công, cần tiến hành phun thuốc để tránh lây lan, ảnh hưởng tới chất lượng quả.
Đến đầu mùa mưa, theo ông Tách, nên bón những loại phân có hàm lượng đạm cao và kali như NPK. Trong mùa này, cần phải tỉa chồi để tập trung dinh dưỡng để nuôi các cành mang quả và hạn chế sâu bệnh trên cây.
Ngoài những loại phân hóa học thường được sử dụng như NPK hay các loại phân dưỡng quả, gia đình ông Tách còn bổ sung thêm các loại phân chuồng. Bên cạnh đó, ông Tách tận dụng nguồn phế phẩm từ vỏ cà phê để tiến hành ủ hoai mục, thông qua việc sử dụng Nấm Trichoderma. Loại phân bón hữu cơ này, theo ông Tách sẽ bổ sung một lượng vi sinh vật nhất định để cây phát triển tốt.
Với sản lượng 60 - 70 tấn cà phê nhân mỗi năm, ông Tách thu về trên 2 tỷ đồng.
Đến nay, diện tích cà phê của gia đình ông Tách đã lên tới 17 ha. Nhờ chủ động về nguồn nước tưới, kĩ thuật chăm sóc và máy móc sẵn có, mỗi năm, gia đình ông thu sản lượng khoảng 60 - 70 tấn cà phê nhân. Đem về thu nhập mỗi năm cho gia đình ông trên 2 tỷ đồng từ cà phê.
Ngoài cà phê, ông còn trồng xen canh thêm nhiều loại cây ăn trái khác nhau như bơ, mít, sầu riêng, nhãn,... Theo ông Tách “muốn đi lên phát triển kinh tế, người nông dân cần phải áp dụng khoa học kĩ thuật, hơn hết là tính cần cù, xác định rõ mục tiêu phát triển”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần