Đời sống

Làm gì mỗi ngày để có hệ tim mạch khỏe mạnh?

Tuân theo chế độ ăn uống phù hợp và duy trì thói quen sống lành mạnh là bí quyết để có trái tim khỏe mạnh về lâu dài. Dưới đây là một số thay đổi lối sống bạn nên áp dụng nếu muốn ngăn ngừa bệnh tim mạch.

5 nhóm người nên ăn mít đúng kiểu để có lợi cho sức khỏe / Thời điểm uống nước cam tốt cho sức khỏe nhất trong ngày

Tập thể dục thường xuyên, tránh lối sống thụ động

Lười hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo một nghiên cứu được công bố trên Annals of Internal Medicine, người ta thấy rằng ngồi trong thời gian dài có liên quan đến các tình trạng sức khỏe mãn tính bao gồm bệnh tim, tiểu đường type 2 và ung thư.

Do đó, đã đến lúc thay đổi lối sống và bắt đầu tập thể dục thường xuyên. Bạn luôn có thể bắt đầu từ từ, tăng dần thời gian tập thể dục của bạn, tập trung nhiều hơn vào việc duy trì đều đặn, lâu dài.

Áp dụng chế độ ăn tốt cho tim mạch

Bạn nên hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, trong đó có đột quỵ.

Chất béo chuyển hóa làm tắc động mạch bằng cách tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL).

Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim với trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ cũng sẽ có lợi cho sức khỏe chung.

Ăn nhiều chất xơ

Đối với hầu hết mọi người, cách phổ biến nhất để cải thiện tim mạch là ăn nhiều chất xơ. Chất xơ hòa tan, có trong rau củ quả, giúp giảm mức cholesterol trong máu, tạo cảm giác no, hạn chế ăn quá nhiều.

Phụ nữ nên ăn tối thiểu 25 gram chất xơ mỗi ngày và nam giới nên ăn ít nhất 38 gram. Nguồn chất xơ tốt bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc và các loại đậu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy ăn chủ yếu thực phẩm từ thực vật dẫn đến sức khỏe tim tốt hơn và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, so với ăn động vật.

CRg933hXIAAACPy
Ảnh minh họa.

Ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần

Nên ăn cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ ít nhất 2 lần một tuần. Vì đó là nguồn a xít béo omega-3 tốt, có thể làm giảm mức chất béo trung tính, làm chậm sự tích tụ mảng bám trong động mạch và hạ huyết áp.

Nhưng cần thận trọng, một số loài, như cá nhám, cá thu vua và cá kiếm, vì chúng có thể có hàm lượng thủy ngân cao.

Ngủ nhiều hơn

Ngủ không đủ 7 đến 9 giờ mỗi đêm có thể có nguy cơ béo phì, huyết áp cao và đau tim cao hơn. Vì vậy, nên ưu tiên cho giấc ngủ. Và tìm mọi cách để ngủ đủ giấc.

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đảm bảo phòng ngủ tối và yên tĩnh và điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng từ 18 - 20 độ C có thể giúp dễ ngủ hơn và ngủ sâu hơn.

Khám tim thường xuyên

Cần khám sức khỏe hằng năm bao gồm kiểm tra và theo dõi huyết áp và cholesterol, đặc biệt nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh tim. Bằng cách này, có thể phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch và tạo ra một kế hoạch lành mạnh để giảm nguy cơ.

Duy trì cân nặng hợp lý

Giảm cân không chỉ vì ngoại hình mà còn vì sức khỏe của bạn. Thừa cân, béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

 

Do đó, bạn cần tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết mình đang ở ngưỡng nào. Nếu bạn đang thừa cân, hãy tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh để có cân nặng hợp lý.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm