Đời sống

Làm người nhất định phải “ghi lòng tạc dạ” được 4 điều này

'Nhân sinh tứ thủ' - bốn điều cần thủ vững trong cuộc đời không nghiêng về làm nên chí lớn, thành công mà cốt là gây dựng nên cốt cách con người.

Hí hửng vì được bạn thân chụp ảnh cho khi đi du lịch nhưng đến khi nhìn "tác phẩm" cô gái mới "khóc ròng" / Chùm ảnh của con gái chứng minh sức mạnh của photoshop đúng là "ánh trăng lừa dối"

Mỗi câu nói của người xưa đều là những được đúc kết ra từ các hiện tượng, sự việc thật xảy ra trong một thời gian lâu dài.

Hiểu rõ và làm theo những lời dạy bảo này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống cho vận mệnh của chúng ta. Hãy cùng xem những bí quyết để cả đời được suôn sẻ mà người xưa dạy là những gì nhé!

1. Thủ khiêm tốn– giữ đức tính khiêm tốn

Trong “Sử ký” có viết rằng, thời trẻ Khổng Tử từng hướng Lão Tử thỉnh giáo đạo lý làm người. Lão Tử nói với Khổng Tử:“Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu.”(Tạm dịch: Người buôn giỏi thường khéo giữ của quý giá như không hề có gì, người quân tử đức tính dung mạo giống như kẻ ngu ngơ).
Lão Tử nói với Khổng Tử rằng:“Nhĩ yếu khứ điệu kiêu ngạo chi khí hòa tham dục chi tâm, như thử tài năng thành vi thánh nhân. Giá tiện thị sở vị đích”Đại trí nhược ngu”(Tạm dịch: Một người phải phải bỏ khí kiêu ngạo và tâm dục vọng thì mới có thể trở thành thánh nhân. Đây được gọi là “Bậc đại trí giả ngu”).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Thủ tĩnh, gặp việc lớn nhất định phải có tĩnh khí

“Tĩnh” là một loại đại trí tuệ mà người cổ xưa tôn sùng. Trong “Đạo đức kinh”, Lão biết:“Tĩnh vi táo quân”(Tạm dịch: Tĩnh là chủ của xao động, nóng nảy). Tĩnh có thể khắc chế được khí nóng trên thân thể người, làm mất sự nóng nảy trên cơ thể người.

Trong“Đại học”của tác giả Tử Tư (có ghi chép nhưng chưa xác định) cũng nói:“Tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc”(Tạm dịch: Tĩnh rồi mới có thể an định. An định rồi thì sau mới lo nghĩ, mưu sự mà làmthành được việc). Có thể nói, tĩnh là an định, là yên ổn, là cơ sở, nền móng của suy nghĩ và làm thành việc lớn.

Một người nếu trong tâm không tĩnh thì thực sự rất khó để suy nghĩ được vấn đề, làm người, làm việc cũng nhất định sẽ ngạo mạn, kiêu căng, xốc nổi. Người có tĩnh khí sẽ cẩn thận quan sát nhận định tình hình, xem xét thời thế, càng dễ dàng suy nghĩ được sâu xa mà tìm được ra biện pháp giải quyết vấn đề hay hiểu được đạo lý nhân sinh.

 

Chỉ có người thủ vững được tĩnh mới có thể phát hiện được những điều tốt đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống. Người kiêu căng, xốc nổi, bước chân vội vàng luôn lỡ bước mà bỏ qua cơ hội gặp gỡ những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Chúng ta có thể sẽ trải qua những năm tháng “phí phạm” hay những lúc “nhấp nhô” trên đường đời nhưng nếu bảo trì được thái độ và cách sống đạm bạc, thản nhiên tự tại thì từ trong “rối ren” ấy có thể tìm được sự siêu nhiên và an định trong tâm mình. Khi ấy, chúng ta sẽ không bị phiền nhiễu và bị gục ngã bởi thế tục, cuộc đời cũng sẽ rộng mở và sáng tỏ hơn.

3. Thủ thời, người quân tử chờ thời cơ

Thủ thời không phải đúng giờ mà là nắm chắc thời cơ. Trong “Chu Dịch” viết:“Quân tử tàng khí vu thân, đãi thì nhi động”(Tạm dịch: Người quân tử cất giấu vũ khí, chờ thời cơ). Có ý nói rằng, người quân tử có tài năng, tài nghệ siêu việt hơn người nhưng họ không khoe khoang mà chờ đến khi thời cơ đến họ đem tài năng, tài nghệ ra thi triển.

Như Lã Thượng gặp Chu Văn Vương chính là như vậy. Lời này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, vào lúc chúng ta còn chưa được ai biết đến, thì phải tăng cường tu dưỡng, chờ khi cơ hội tới mới có thể thi triển ra đầy đủ tài năng của mình.

Thời cơ, thời thế là khách quan, không phải là con người làm ra. Chúng ta không thể sáng tạo ra thời cơ mà chỉ có thể làm tốt những chúng ta có thể làm, chờ đợi thời cơ, nắm bắt thời cơ. Đây chính là “thủ thời”. Một người biết “thủ thời” nhất định sẽ có sự chuẩn bị tốt, kỹ càng và không để thời cơ trôi qua một cách vô ích.

 

4. Thủ tín, người không tín sao làm lên việc?

Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử nói:“Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?”(Tạm dịch: Người mà không đáng tin cậy, làm sao làm được việc. Xe lớn mà không có cái đòn lớn, xe nhỏ mà không có cái chốt nhỏ, làm sao dùng để đi đây?)

Thủ tín là một loại lực hấp dẫn của nhân cách mà có dùng bao nhiêu tiền cũng không mua được. Đường đường chính chính làm người! Quan minh chính đại làm việc! Vĩnh viễn đừng bao giờ vứt bỏ sự tín nhiệm của người khác đối với bản thân mình, bởi vì người khác tín nhiệm bạn tức là giá trị của bạn đã nằm trong sự cảm nhận của người khác rồi! Thất tín là thất bại lớn nhất của đời người, thủ tín mới có thể được lòng người!

Ai cũng có những vĩ đại riêng của mình. Niềm tin cần phải có thời gian để rèn luyện. Đừng tin vào bất kỳ ai. Hãy tin vào mình và những trải nghiệm của mình.

Ta có rất nhiều sự lựa chọn, sự lựa chọn hoàn toàn là của ta. Hãy chọn phương án tốt nhất để giải quyết công việc - luôn là một người thầy, người bạn và một người đồng hành với chính bản thân mình. Khi tìm ra được giải pháp, mọi việc thật nhẹ nhàng.

 

Một khi đã biết suy nghĩ thì ai cũng có nỗi khổ riêng. Sáng sớm mở mắt ra là tính toán tất cả mọi việc trong ngày. Tính toán, tính toán suốt đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.

Cuộc sống rất công bằng: có công thì thưởng, có tội thì phạt. Ngày mai không nói trước được gì, bởi thế hãy chăm chỉ vào hôm nay để ngày mai nhìn lại ta không hối hận.

Đừng đợi có hứng mới làm việc. Hãy làm việc đi rồi cảm hứng sẽ ùa tới. Cứ chăm chỉ đi rồi bạn sẽ nhận được tình cảm của người khác. Tình yêu thương là thứ không thể nhìn thấy được, mà chỉ có thể cảm nhận được.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm