Đời sống

Làm thế nào để tranh cãi một cách lành mạnh?

Xung đột là điều không thể tránh khỏi. Thay vì chờ đợi vấn đề phát sinh rồi mới xử lý, mọi thứ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện một cách tiếp cận chủ động, có chủ đích để đối phó với xung đột.

CLIP: 'Điểm danh' những thói quen hàng ngày khiến bạn tăng cân / Những bức ảnh siêu 'hack não' khiến người nhìn 'đỏ mặt, nhức mắt' vì hiểu lầm

Chìa khóa để xử lý các xung đột nảy sinh trong mối quan hệ một cách lành mạnh chính là từ những phản ứng mang tính xây dựng cao, cả về tình yêu hay logic. Thay vì để cảm xúc chi phối hành động và lời nói của mình, hãy bình tĩnh và đưa ra những cử chỉ hợp lý nhất.

Xung đột là điều không thể tránh khỏi. Thay vì chờ đợi vấn đề phát sinh rồi mới xử lý, mọi thứ sẽ hiệu quả hơn nếu bạn thực hiện một cách tiếp cận chủ động, có chủ đích để đối phó với xung đột. Mặc dù bạn không thể đoán trước bản chất của cuộc tranh luận, nhưng bạn có thể lập kế hoạch phản ứng trước đó cho bản thân. Đây là cách giải quyết xung đột với người ấy một cách tích cực nhất:

Ảnh minh hoạ.

1. Kiểm soát lời nói của bản thân

Thay vì hậm hực đứng dậy và to tiếng với đối phương, hãy dành một chút thời gian để kiểm soát cảm xúc và kết nối các suy nghĩ của bạn. Khi bạn cảm thấy tức giận và những cảm xúc tiêu cực khác bắt đầu nổi lên, hãy nghỉ ngơi và bình tĩnh lại.

Bạn được phép cảm nhận cảm giác của mình. Cảm xúc của bạn là hợp lệ và chính đáng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng phải được thể hiện ngay lúc đó. Cảm xúc của bạn sẽ thay đổi và dao động, điều quan trọng là phải hiểu bạn thực sự cảm thấy như thế nào (ít nhất là theo một mức độ nào đó) và lý do tại sao bạn lại có cảm nhận ấy, trước khi vào cuộc tranh cãi.

2. Truyền đạt cảm xúc với một phong thái bình tĩnh

Khi bạn đã có cơ hội xử lý và sắp xếp cảm xúc của mình, thì bạn đã có thể chia sẻ cảm xúc của mình với người ấy.

 

Khi thảo luận vấn đề, hãy cởi mở và trung thực về nhữnggì bạn đang cảm nhận. Sử dụng câu nói “Tôi cảm thấy” và cố gắng tránh những câu nói tiêu cực ha chỉ trích đối phương. Giải thích lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy và cho phép người ấy đặt câu hỏi làm rõ. Chìa khóa ở đây là thảo luận về cảm xúc của nhau mà không giấu giếm chúng. Đó là một sự khó khăn, nhưng hoàn toàn xứng đáng.

3. Đừng chạy trốn hoặc lẩn tránh xung đột

Lảng tránh hoặc từ chối giải quyết xung đột không làm cho vấn đề biến mất. Việc né tránh sẽ chỉ khiến những câu chuyện nhỏ trở thành các vấn đề lớn chẳng bao giờ được giải quyết.

Mục tiêu chính trong bất kỳ cuộc xung đột nào là giải quyết được nó. Nhưng có những lợi ích cơ bản khác nảy sinh ran gay từ trong quá trình hai người giải quyết xung đột. Làm cho người ấy cảm thấy được lắng nghe, được trân trọng, đặc biệt và được yêu thương. Những điều này còn quan trọng hơn nhiều so với bất kỳ tranh chấp nào. Hãy đối mặt và xử lí vấn đề cùng nhau.

4. Chấp nhận sự khác biệt của nhau

 

Không phải vấn đề nào cũng có câu trả lời đúng hay sau cho nó. Mặc dù quan điểm của bạn có thể nằm ở một đầu thái cực, nhưng cả hai đều có lí giải riêng và cần được xem xét.

Sau khi hai người đã thoải mái và thẳng thắn chia sẻ cảm xúc cho nhau, đôi lúc, bạn vẫn phải đồng tình hay không đồng tình với đối phương. Ban đầu, cảm giác bế tắc có thể khiến bạn cảm thấy phí thời gian, nhưng trải qua quá trình cố gắng giải quyết xung đột sẽ củng cố mối quan hệ lâu dài. Dù có không đi đến giải pháp trong thời gian ngắn, nhưng cả hai đều đã cảm thấy được lắng nghe và được trân trọng. Khi đó thì chẳng ai là người thua cuộc cả.

5. Chọn người bạn tâm giao của bạn một cách khôn ngoan

Thảo luận vấn đề với người khác là một cách tuyệt vời để có được góc nhìn khách quan về vấn đề. Tuy nhiên, khi nói chuyện với bên thứ ba, họ có thể đưa ra lời khuyên khiến tình hình thêm trầm trọng. Khi chọn một người bạn tâm giao, hãy đảm bảo rằng họ biết rõ về bạn, có sự quan tâm tốt nhất tới bạn, khách quan và sẽ tận tình nói với bạn sự thật thay vì những gì bạn muốn nghe. Khi bạn đã nhận được lời khuyên tốt và có cơ hội đánh giá lại vị trí của mình, hãy quay lại và giải quyết vấn đề với người ấy.

6. Chiến đấu để cải thiện, không phải để thiệt hại

 

Đôi khi vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường. Bản thân xung đột và tranh luận không gây nguy hiểm cho một mối quan hệ, yếu tố quan trọng là bạn đã chọn cách phản hồi như thế nào.

Các cặp vợ chồng thành công thường tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn là phân chia người thắng kẻ thua. Ngay cả khi tức giận, họ cũng tìm mọi cách để kiểm soát sự tức giận và giữ vững vai trò là một người bạn đời của mình.

Xung đột mang lại cho hai người cơ hội để xác định các vấn đề, giải quyết chúng, cải thiện bản thân và mối quan hệ của mình. Vì vậy, đừng lảng tránh sự thật mà hãy đối mặt với chúng một cách khôn ngoan./.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm