Làm theo 7 bước này để đảm bảo bạn không bị lừa, mất đi tiền tỷ khi mua nhà
Bà chủ mới 30 tuổi cô đơn vì vừa ly hôn và chiêu lừa tình tàn tệ của 'phi công trẻ' / 10 dấu hiệu cho thấy đối phương đang lừa dối bạn
Việc mua nhà đất đòi hỏigiấy tờ về mặt pháp lý phải hợp pháp. Trong đó bao gồm danh sách giấy chứng nhận, thông báo nộp lệ phí trước bạ và biên lai nộp lệ phí trước bạ, giấy tờ hoàn công, thông báo thuế đất hàng năm và biên lai nộp thuế...
Hiện nay trên thị trường nhà đất xuất hiện rất nhiều các hình thức giả mạo nhằm lừa gạt để chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy, bạn không nên chỉ nhìn qua loa hoặc tin tưởng qua ảnh chụp. Thay vào đó, gặp mặt, nhìnvà cảm nhận tận tay các giấy tờ này. Cũng lưu ý nếu không đủ tự tin có thể mời các chuyên gia để kiểm chứng số seri, mã vạch.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng thế chấp
Người mua nhà nên kiểm tra khối bất động sản này có đang ở diện thế chấp không. Bằng cách liên hệ với các cơ quan địa phương để đảm bảo an toàn. Nếu tài sản này đang thế chấp thì hãy làm rõ nó được thế chấp tại ngân hàng hay tổ chức nào. Việc thế chấp sẽ dẫn đến nhiều thủ tục phức tạp hơn cho người mua nhà nên bạn cần suy nghĩ thật kỹ lưỡng.
Bước 3: Kiểm tra tính chính chủ
Khi mua khối bất động sản, bạn nên kiểm tra nó có thuộc chính chủ đang thực hiện giao dịch với bạn hay không. Những giấy tờ hồ sơ mà người đó cung cấp cho bạn có đầy đủ và hợp lệ. Người bán có tình trạng hôn nhân như thế nào, khối bất động sản là của họ hay cần chia sẻ với những người thân. Làm rõ những điều này để tránh phát sinh những rủi ro ngoài ý muốn.
Bước 4: Kiểm tra quyền định đoạt
Trước khi kí hợp đồng bạn cần kiểm tra với bên bán đã đầy đủ người (người đồng sở hữu khối bất động sản nếu có) để ký hay chưa. Nếu không đầy đủ, người không có mặt có giấy ủy quyền ký thay hay không. Để tránh lãng phí thời gian và cả tiền bạc.
Bước 5: Đến hiện trường thực địa
Người mua cần kiểm tra tình trạng thực tế của bất động sản mình đang quan tâm. Trước tiên, quan sát xem nó có đúng với ghi nhận trên giấy tờ hay không, về diện tích, tiện ích. Nếu không đúng, bạn có thể đàm phán lại hoặc bỏ qua bất động sản đó.
Bước 6: Cân nhắc tình trạng sử dụng của tài sản
Nên kiểm tra tài sản bạn đang muốn mua có cùng chung khu đất với người khác hay đang cho người khác thuê lại. Đây là cách rà soát tài sản có đang bị chiếm dụng hay không nhằm tránh những tranh chấp về sau. Bên cạnh đó, hệ sinh thái và tiện ích đi kèm cũng cần được khảo sát.
Bước 7: Liệt kê danh mục tài sản
Mua một ngôi nhà hay khu đất đều có không ít tài sản liên quan. Vì vậy, người mua cần lưu ý những vật dụng như gia dụng, nội thất được đi kèm có đúng như thỏa thuận mua bán ban đầu. Cũng có thể thương lượng với chủ nhà để nhận được nhiều ưu đãi trong danh mục tài sản nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến