Đời sống

Lần đầu phát hiện "xác ướp đôi", đứa bé được ướp ngay trong cơ thể mẹ

Người phụ nữ Ai Cập trẻ tuổi đang mang thai ngay khi được ướp xác. Đứa bé không được lấy ra như thường lệ mà được ướp cùng mẹ, trở thành một xác ướp nhỏ ngay bên trong cơ thể mẹ.

Kỳ lạ xác ướp 4.000 năm tuổi khiến các nhà khảo cổ 'toát mồ hôi' / Phát hiện xác ướp loài gấu tuyệt chủng 15.000 năm trước

Các nhà khảo cổ đã tiến hành quét X-quang 1 xác ướp Ai Cập 2.000 năm tuổi và phát hiện chi tiết gây sốc: một thai nhi đã khá lớn bên trong cơ thể cô gái.

Theo bài công bố trên Journal of Archaeology Science, xác ướp chính là một người phụ nữ chỉ khoảng 20 tuổi, đang mang thai từ tuần 26-30 thì qua đời. "Phát hiện này là trường hợp duy nhất được biết đến về một người phụ nữ mang thai được ướp xác" - tiến sĩ Wojciech Ejsmond từ Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, nói.

Lần đầu phát hiện xác ướp đôi, đứa bé được ướp ngay trong cơ thể mẹ - Ảnh 1.

Xác ướp mang thai đầu tiên được phát hiện - Ảnh: Học viện Khoa học Ba Lan

Thắc mắc lớn ở đây là tại sao thai nhi không được đem ra ngoài và ướp xác riêng như mọi thai nhi chết lưu khác được người Ai Cập bảo tồn. Trong trường hợp này, thai nhi trở thành một xác ướp thứ 2 trong cơ thể người phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những người ướp xác lúc ấy đã coi đứa bé như một phần không thể thiếu của người mẹ nên đã ướp chung.

Acient Origins cho biết xác ướp thai phụ này được khai quật từ Lăng mộ Hoàng gia của thành phố cổ Thebes, có thể thuộc về một thành viên ưu tú trong xã hội. Cô được ướp rất cẩn thận, bọc vải trắng và trang trí bằng một bộ bùa hộ mệnh đặc sắc.

Lần đầu phát hiện xác ướp đôi, đứa bé được ướp ngay trong cơ thể mẹ - Ảnh 2.

Hình ảnh về đứa bé xác ướp trong bụng người mẹ - Ảnh: Học viên khoa học Ba Lan

Những chiếc bùa hộ mệnh là các lọ tròn đặc trưng cho 4 người con trai của thần Horus, giấu bên trong những chiếc bọc đi kèm với xác ướp.

Thai phụ Ai Cập được khai quật vào những năm 1.800, được xác định là có từ thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên. Hiện xác ướp đang được trung bày tại Phòng trưng bày Nghệ thuật cổ đại, thuộc Bảo tàng Quốc gia (Ba Lan).

 

Đây là một phát hiện quý giá bởi có thể giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu rõ ràng hơn việc mang thai trong thời cổ đại, tìm hiểu ruột của thai nhi để thu thập sự phát triển về hệ thống miễn dịch cổ đại... Một số thủ thuật y tế xa xưa có thể cũng lưu lại dấu tích trên cơ thể 2 mẹ con.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm