Đời sống

Lào Cai: Nuôi giống vịt bầu đặc sản có cái cổ rụt, bán tới 300 ngàn 1 con

Đây là giống vịt đặc sản địa phương được gia đình ông Lương Văn Măng chăn nuôi, gìn giữ và phát triển từ mấy chục năm nay. Đàn vịt được nuôi từ thời cha ông để lại. Vịt bầu cổ dụt được đánh giá là giống vịt có thịt thơm ngon nhất của tỉnh Lào Cai.

Hậu Giang: Nuôi thử 1.000 con lươn thắng lớn, làm tới lứa mới 5.000 con / Quảng Bình: Kỹ sư thú y về quê nuôi gà, cứ bán 1.000 con lời 30 triệu

Đến xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) hỏi ông Lương Văn Măng ở bản Kem, không ai là không biết. Con đường từ trung tâm xã vào bản uốn lượn theo con suối, được trải bê tông sạch sẽ.

Ghé thăm gia đình ông Măng, điều khiến tôi thực sự bị mê hoặc bởi mô hình vườn – ao - chuồng – rừng được quy họach theo kiểu nhà sàn, vườn đồi, ao cá theo phong cách truyền thống của người Tày.

nuoi giong vit bau dac san co cai co rut, ban toi 300 ngan 1 con hinh anh 1

Khu vực ao nuôi vịt bầu cổ rụt của gia đình ông Măng

Không chỉ là mô hình đẹp mắt mà cách làm kinh tế của ông cũng đầy sáng tạo và khoa học. Hiện tại chăn nuôi vịt bầu cổ rụt được coi là nguồn thu nhập chính của gia đình ông Măng. Với diện tích đất khoảng 5.000m2, ông đầu tư 3.000m2làm ao cá và nuôi vịt. Với khoảng 500 con vịt bầu cổ rụt đặc sản Lào Cai, mỗi năm sau khi trừ chi phí, ông thu lãi khoảng trên 300 triệu đồng.

Ông Măng chia sẻ, mỗi lứa vịt bầu cổ rụt, ông nuôi khoảng 6 tháng thì xuất bán, bình quân trọng lượng khoảng 2,5 kg/con, ông bán 250.000 - 300.000 đồng/con, giá bán gấp 3 lần so với vịt bầu thông thường. Khách mua chủ yếu là ở huyện, tỉnh, đem biếu làm quà. Hàng năm, có nhiều khách tham quan khi được thưởng thức giống vịt đặc sản này lại mua vịt và trứng giống về nuôi.

Khi hỏi về kỹ thuật nuôi giống vịt bầu cổ rụt, ông Măng cho biết: Không có kỹ thuật gì cao siêu cả mà chủ yếu là môi trường sinh sống của vịt. Nước trong ao nuôi phải được thay liên tục nhờ ống dẫn từ đầu nguồn con suối về nên nước luôn sạch và đảm bảo vệ sinh.

Vịt chỉ ở trong khu vực ao nuôi, không chăn thả ra đồng, ra suối. Khu chuồng nuôi nhốt vịt bầu cổ rụtđược xây dựng thoáng mát và vệ sinh sạch sẽ. Với ông, phòng bệnh là yếu tố then chốt, thức ăn cho vịt chủ yếu là thóc lúa tự gia đình trồng được vì vậy hơn chục năm nay khi phát triển đàn vịt của gia đình lên tới 500 – 600 con/vụ mà chưa hề dính bệnh dịch bao giờ.

Sinh năm 1954, tuy chỉ học đến lớp 7 rồi ở nhà chăn nuôi, trồng trọt nhưng cái cách ông Măng làm kinh tế khiến nhiều người phải nể phục và học hỏi. Hiện, toàn bộ số vịt nuôi, vịt bán giống của gia đình ông đều được sản xuất từ trứng vịt đẻ của đàn vịt gia đình và đem đi ấp thuê tại huyện Bắc Quang (Hà Giang) với tỷ lệ nở trên 80%. Dự kiến năm 2019, gia đình ông cho ấp khoảng 2.000 quả trứng vịt bầu cổ rụt.

 

Ngoài nuôi vịt, ông còn nuôi 4 con trâu nái, 800 cây quế, 500 cây bồ đề 5 tuổi đang chu kỳ chăm sóc, sau 8- 9 năm nữa, cây đạt đường kính 20- 25 cm, với giá bán 400.000- 500.000 đồng/cây, nhẩm sơ sơ cũng được đôi tỷ.

Mô hình nuôi vịt bầu cổ rụt đặc sảncủa ông Măng được xem là điểm sáng kinh tế trong vùng, vừa giúp phát triển kinh tế gia đình, vừa bảo tồn giống vịt đặc sản của địa phương. Mới đây, Bí thư tỉnh ủy Lào Cai đã tới thăm mô hình chăn nuôi của ông Măng và nhấn mạnh đây là mô hình cần được học hỏi và nhân rộng cho bà con trong vùng.
1
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm