Loài khủng long đã đau đớn đến thế nào khi bị tuyệt chủng? Những giả thuyết đưa ra nằm ngoài sức tưởng tượng
Loài khủng long lạ thường có thể săn đêm và thính hơn loài cú / Phát hiện khủng long ‘kẻ gieo rắc nỗi khiếp sợ’
Ngay từ thời đại đồ đá mới, người cổ đại đã phát hiện ra hóa thạch khủng long trong địa tầng và có những ghi chép liên quan đến chúng tồn tại trong các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp và Ai Cập. Hơn nữa, còn có sự xuất hiện của vật tổ rồng trong tô tem giáo ở nhiều quốc gia khác cũng khiến các nhà nghiên cứu một lần nữa nghi ngờ rằng những người cổ đại đã phát hiện ra hóa thạch của loài vật đã tuyệt chủng từ lâu này.
Nhưng, những người cổ đại không hề có định nghĩa đây là loài khủng long. Khái niệm về loài này xuất hiện lần đầu tiên khi nhà sinh vật học người Anh Richard Irwin phát hiện ra hóa thạch của chúng vào năm 1842 và nhận ra rằng những hóa thạch này hoàn toàn không tương đương với bất cứ hóa thạch của loài nào đang tồn tại trên thế giới. Ông đã đặt tên chúng là “dinosaur” (khủng long) và khái niệm sinh học mới về "khủng long" xuất hiện.
Sau hơn một trăm năm nghiên cứu, hiện tại, người ta đã xác định được khủng long sống từ giữa kỷ Trias đến cuối kỷ Phấn trắng và thống trị trái đất trong 150 triệu năm. Tuy nhiên, những con vật khổng lồ này gần như tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Việc nghiên cứu về lý do tuyệt chủng của khủng long vẫn đang được tiếp tục. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng hai giả thuyết sau được công nhận nhiều nhất.
Giả thuyết va chạm thiên thạch
Năm 1980, cha con nhà khoa học người Mỹ Alfreds đã phát hiện ra một lượng lớn Iridi ở lớp đáy cách đây 65 triệu năm và Iridi cũng chủ yếu được tìm thấy trong các thiên thạch ngoài Trái đất. Do đó, lý thuyết va chạm thiên thạch đã ra đời với quá trình diễn ra cụ thể như sau.
Cách đây 65 triệu năm, một thiên thạch có đường kính khoảng 10km đã bay vào quỹ đạo hệ mặt trời rồi rơi xuống trái đất và tạo ra một miệng núi lửa khổng lồ có đường kính hơn 100km tại lục địa châu Mỹ vào thời điểm đó. Sức công phá của nó tương đương với 1 tỷ quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Nhiệt lượng cao và sức công phá lớn của vụ nổ trực tiếp khiến những động thực vật trong bán kính 1000km diệt vong, vô số loài khủng long trong nhiệt độ cao lập tức bị khí hóa, vô cùng đau khổ.
Cú va chạm cũng gây ra trận động đất với cường độ trên 10, tương đương với hơn 1000 lần cường độ của trận động đất ở Vấn Xuyên, trận động đất mạnh khiến trời đất như sụp đổ, nhiều các loài khủng long đều rơi xuống các đoạn đứt gãy. Đồng thời, thảm họa này cũng gây ra một cơn sóng thần trên phạm vi toàn cầu, những cơn sóng cao đến hơn 100m nhấn chìm những con khủng long và khiến chúng chết trong đau đớn.
Điều đáng sợ nhất là một lượng lớn tro khói từ vụ nổ đã bốc lên đến tận tầng bình lưu cách mặt đất khoảng 50km. Tro bụi này trộn cùng sunfua từ vụ nổ ở lại tầng bình lưu khiến ánh sáng và nhiệt độ từ mặt trời bị chặn lại hoặc phản chiếu lại mà không thể chiếu xuống mặt địa cầu.
Hậu quả là nhiệt độ trái đất giảm mạnh. Thực vật đã chết khi mất đi ánh sáng và không thể thích nghi với nhiệt độ. Sự biến mất của một mắt xích quan trọng như thực vật trong hệ sinh thái toàn cầu gây ra phản ứng dây chuyền. Kết quả cuối cùng là sự tuyệt chủng của loài khủng long.
Giả thuyết về siêu núi lửa
Trên thực tế, giả thuyết siêu núi lửa và giả thuyết va chạm thiên thạch phía trên không phải là hai giả thuyết hoàn toàn độc lập. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một lớp dung nham dày gần 2km được tìm thấy ở địa tầng Ấn Độ. Điều này cho thấy ở đây đã từng xảy ra một vụ phun trào siêu núi lửa kinh hoàng.
Theo tìm hiểu, từng có hàng loạt siêu núi lửa ở Ấn Độ. Cách đây 65 triệu năm, sau khi thiên thạch va vào trái đất đã gây ra một trận động đất toàn cầu và kích hoạt chuỗi siêu núi lửa Ấn Độ. Những núi lửa ở các khu vực khác nhau cùng lúc phun ra một lượng lớn khí núi lửa. Cả quá trình này kéo dài đến gần 50 vặn năm, tổng năng lượng gấp 2 triệu lần "Bom Hydrogen Sa hoàng".
Tro núi lửa cùng sunfua tràn vào tầng bình lưu không chỉ khiến ánh sáng không thể chiếu tới mà còn gây ra hiện tượng mưa axit trên toàn cầu khiến thực động vật không thể tồn tại. Hãy tưởng tượng, ngay cả một con khủng long ở rất xa vụ nổ thiên thạch hay núi lửa, bỗng thấy bầu trời đen kịt hàng nghìn năm, những cơn mưa axit xói mòn da thịt, đau khổ đến nhường nào. Thảm cảnh này ngay cả bản thân chúng ta cũng không thể tưởng tượng nổi.
Giả thuyết về thời tiết trong không gian
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của loài khủng long đã xuất hiện. Đó là giả thuyết "thời tiết trong không gian". Nói một cách đơn giản, giả thuyết này là do sự xâm nhập của chùm hạt năng lượng cao từ bên ngoài vào trái đất. Theo quan sát của kính viễn vọng Hubble, sao Sirius (hay còn gọi là sao Thiên Lang) có một ngôi sao đồng hành (sau đây gọi là "sao Sirius nhỏ").
Những ngôi sao có khối lượng từ thấp đến trung bình ở giai đoạn cuối hành trình tiến hóa sẽ phát triển thành những ngôi sao khổng lồ đỏ. Và trong lõi của những ngôi sao khổng lồ đỏ đó chính là sao Sirius nhỏ đang được hình thành. Khi ngôi sao Sirius nhỏ hoàn thiện, nó sẽmất dần đi phần lớn các vật chất ở các lớp ngoài cùng, chỉ còn lại một phần lõi rất nóng. Lõi này sau đó trở thành một ngôi sao Sirius nhỏ.
Và những lớp vật chất ngoài cùng bị nổ tung này sẽ khuếch tán ra ngoài không gian với tốc độ rất lớn. Sirius bắt đầu sinh ra lõi ngôi sao Sirius nhỏ khoảng 120 triệu năm trước và những ngôi sao khổng lồ đỏ lớp vỏ ngoài được giải phóng cách đây 70 triệu năm và nó đã quét toàn bộ hệ mặt trời cách đây vừa đúng 65 triệu năm.
Lớp khói bụi từ lớp vỏ được giải phóng này bao phủ toàn bộ hệ mặt trời và khiến tất cả mờ mịt như trong một phòng tắm xông hơi. Nó liên tục làm nhiệt độ các hành tinh trong hệ mặt trời nóng lên. Nhiệt độ trái đất tăng khoảng 17 độ C chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Khói bụi dày đặc rơi xuống bề mặt trái đất sau khi nguội đi nhẹ bay lơ lửng ở tầng bình lưu khiến nhiệt độ trái đất đột ngột giảm xuống. Sự thay đổi khí hậu nghiêm trọng này cuối cùng đã dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long.
Kết luận
Nói chung, giả thuyết được công nhận nhiều nhất cho sự tuyệt chủng của khủng long vẫn là sự va chạm của thiên thạch, nhưng "giả thuyết thời tiết trong không gian" được tìm thấy gần nhất ngày càng có nhiều dẫn chứng thực tế và có đủ khả năng để tranh luận hơn thua với giả thuyết va chạm thiên thạch trong tương lai.
Nhưng dù lý do là gì đi chăng nữa, thời kỳ huy hoàng của loài khủng long cũng đã qua, ý nghĩa quan trọng nhất khi nghiên cứu vấn đề này là ngăn chặn bi kịch diệt chủng của loài khủng long một lần nữa lặp lại với con người.
Nhưng trong điều kiện công nghệ hiện nay, nếu trái đất tái diễn 3 thảm họa như trên thì con người cũng không thể giải quyết. Điều này một lần nữa nhắc lại, con người chỉ là một loài nhỏ bé dưới vũ trụ bao la.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết