Khai quật được "quái vật 5 răng" khác lạ từng sống giữa bầy khủng long
Khung cảnh hoang tàn trong công viên khủng long bị bỏ hoang ở Anh / Chinh phục “sống lưng khủng long” vùng Đông Bắc
Việc phát hiện hóa thạch của sinh vật kỳ lạ này củng cố thêm bằng chứng cho thấy các loài động vật có vú đã có mặt tại khu vực này của Nam Mỹ sớm hơn nhiều so với hiểu biết trước đây của nhân loại.
Một phần xương hàm hóa thạch của sinh vật có 5 chiếc răng được phát hiện gần công viên quốc gia Torres del Paine của Chile.
Sinh vật này được đặt tên là Christened Orretherium tzen - là sự kết hợp giữa tiếng Hy Lạp và ngôn ngữ bản địa ở Chile mang ý nghĩa là "quái vật 5 răng".
Loài vật này được cho là đã sống từ 72 đến 74 triệu năm trước trong kỷ Phấn trắng muộn, vào cuối Đại Trung sinh. Christened Orretherium tzen là động vật ăn cỏ.
Trước khi phát hiện ra "quái vật 5 răng" này cũng như răng của Magallanodon baikashkenke vào năm ngoái, các nhà khoa học chỉ phát hiện động vật có vú sống trong khoảng 38-46 triệu năm trước ở khu vực mũi phía nam của Châu Mỹ. Magallanodon baikashkenke là sinh vật giống loài gặm nhấm, được phát hiện ở cùng khu vực phát hiện "quái vật 5 răng".
Sergio Soto, nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Chile, cho biết, phát hiện này đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành câu đố về sự tiến hóa của Gondwanatheria - nhóm động vật có vú sơ khai đã tuyệt chủng từ lâu cùng tồn tại với khủng long.
“Điều này và những phát hiện khác mà chúng ta sẽ biết trong tương lai cho thấy có tiềm năng to lớn về mặt cổ sinh vật học ở cực nam Chile" - nhà cổ sinh vật học Soto nói.
Ông nói thêm: "Chúng ta đang tìm ra những thứ mà chúng ta không nghĩ sẽ tìm thấy và điều đó sẽ giúp chúng ta trả lời rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong một thời gian dài về khủng long, động vật có vú và các nhóm khác".
Phát hiện được các chuyên gia từ Đại học Chile làm việc với các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Bảo tàng La Plata của Argentina, Viện Nam Cực Chile công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 7.4.
Các nhà khoa học nghĩ rằng, việc Orretherium tzen giao phối với Magallanodon baikashkenke đã được xem là một bước tiến hóa giữa thú mỏ vịt hoặc thú có túi và những loài khủng long như khủng long cổ dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất