Loại quả được mệnh danh "nữ hoàng" gia vị, nay là đặc sản nổi tiếng 260.000/kg
Loại quả xưa chín không ai ăn, giờ thành đặc sản "hiếm có" được người giàu tin tưởng / Loại quả rẻ tiền, xưa rụng không ai nhặt, giờ thành "của ngon vật lạ" bán nửa triệu một kg
Thảo quả (còn gọi là quả tò ho) được xem là nữ hoàng gia vị. Nhờ đặc tính vừa thơm, vừa ngọt lại cay, thảo quả không thể thiếu trong bất cứ nhà hàng, quán ăn nào để tẩm ướp các món nướng, kho, hay làm lẩu, làm chè lam, chè kho và một số loại bánh kẹo khác để tạo mùi vị thơm ngon.
Thảo quả được mệnh danh là "nữ hoàng" của các loại gia vị
Cây thảo quả chỉ mọc được ở những vùng hội tụ đủ các điều kiện tự nhiên như có độ cao trên 1.000m, có khí hậu mát lạnh. Loại cây này ưa mọc dưới những tán cây rừng rậm rạp, những nơi đất ẩm và nhiều mùn. Ở Việt Nam, thảo quả mọc hoang dại thành từng khóm ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc nhưLào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… Khoảng chục năm gần đây, vì nó mang lại giá trị kinh tế nên người dân nơi đây trồng thảo quả trong rừng với sản lượng cao, một mùa quả thu hàng trăm triệu đồng.
Một điều đặc biệt là thảo quả là cây thân thảo, hoa và quả mọc từ gốc chứ không mọc trên cành hay ngọn như những cây ăn quả khác. Cây ra hoa vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7 và có quả vào mùa đông khoảng tháng 11, 12. Đến mùa, từng chùm thảo quả chín đỏ như mậnở gốc cây trông rất thích mắt. Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả, mỗi quả có trên 20 hạt.
Một điểm khác biệt làhoa và quả của cây thảo quả mọc từ gốc
Theo chị Lủi (ở bản Pa Cư Sáng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), trước đây thảo quả mọc đầy trong rừng sâu nhưng không ai ngó ngàng, thỉnh thoảng bà con nhặt về để làm gia vị cho một số món ăn. Gần đây, thảo quả được biết tới với nhiều giá trị sử dụng, nhiều người tìm mua nên bà con vào rừng hái về phơi khô, bán cho thương lái, nhập cho các nhà hàng. "Nhiều hộ dân vào rừng trồng thành những vùng thảo quả rộng, thu hàng trăm triệu mỗi mùa", chị Lủi cho hay.
Được biết, khoảng cuối tháng 12 bà con nhân giống thảo quả, đến tháng 3 năm sau cây nảy mầm và đem đi trồng ở rừng, sau khoảng 2-3 năm cây ra quả và cho thu hoạch. Đến mùa, bất kể trời nắng hay mưa, bà con vẫn phải vào rừng thu hoạch, nếu không sẽ bị động vật trong rừngăn hết.
Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả, mỗi quả có trên 20 hạt.
Chia sẻ trên Báo Lào Cai, anh Thào Sinh ở thôn Pờ Hồ (xã Trung Lèng Hồ) cho biết gia đình anh 6 ha thảo quả trong rừng, mỗi năm thu được khoảng 3 tấn thảo quả khô. Với giá bán 135 - 140 nghìn đồng/kg thảo quả khô, gia đình anh thu về gần 400 triệu đồng.
Hiện trên chợ mạng và các sàn thương mại điện tử, thảo quả khô và thảo quả tươi đặc sản Tây Bắc được rao bán ngập tràn với giá có nơi lên tới 265.000 đồng/kg. Người bán giới thiệu thảo quả được chưng cất thành tinh dầu làm hương liệu và làm gia vị trong các món ăn, hoặc chế bánh kẹo. Đặc biệt, loại hạt này được sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà và cà phê vì nó có hương vị độc đáo và thơm ngon.
Thảo quả tươi và khô bán rầm rộ trên chợ mạng
Là đầu mối chuyên bán sỉ các loại đặc sản Tây Bắc, anh Hùng (ở Điện Biên) cho biết anh thu mua thảo quả tươi của bà con, sau đó về sấy khô, đóng túi cẩn thận rồi nhập sỉ cho các tiểu thương bán lẻ và nhà hàng. "Hạt thảo quả đập dập có mùi hương thơm đặc trưng, tẩm ướp các món nướng, kho, hay cho vào lẩu đều rất hấp dẫn nên thứ quả núi rừng này được các đầu bếp nhà hàng ưa chuộng. Tôi bán sỉ 1kg khoảng 100-150 nghìn đồngtùy thời điểm. Có ngày tôi xuất 1-2 tạthảo quả, nhập đi khắp các tỉnh thành", anh Hùng cho hay.
Trên sàn thương mại điện tử, thảo quả khô có giá lên tới 265.000 đồng/kg
Chị Hoài Anh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trữ sẵn thảo quả khô trong bếp, xem đây là loại gia vị không thể thiếu để chế biến các món ăn. "1kg thảo quả hơn 200.000 đồng nhưng có thể dùng được 1-2 tháng mới hết. Tôi hay dùng nhất để nấu các món phở, có thảo quả vào nước dùng rất dậy mùi.Ngoài ra, thảo quả tẩm ướp các món nướng thì thơm lừng. Tôi thường đặt hàng của một chị bạn quê gốc Lạng Sơn, hàng loại 1 nên hạt nào hạt nấycăng mọng, khô, ngửi qua đã thấy mùi thơm tỏa ra".
Ngoài sử dụng như một thứ gia vị, trong Đông y, thảo quả có tính ấm, khi tán thành bột để uống sẽ có tác dụng trừ đờm, làm ấm bụng, giúp kích thích ăn ngon miệng. Loại hạt này là một đặc sản còn có thể chữa nôn mửa, ngực bụng trướng đau và hỗ trợ chữa ho…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến