Loại quả quê được mệnh danh "thiên sinh tử" giúp ngừa ung thư, đừng bỏ phí
Thực hư chuyện tránh thai bằng... nước dừa / 6 sai lầm ngớ ngẩn khi tránh thai có thể gây vô sinh
Quả sung còn có tên khác là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả...
Không chỉ làm phong phú các món ăn, quả sung với nhiều giá trị dinh dưỡng còn có tác dụng chữa nhiều bệnh thường gặp
Quả sung tên khoa học là Ficus carica, là loại trái cây có hình giống với giọt nước được trồng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là thứ quả được sử dụng trong rất nhiều món ăn.
Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu thũng, giải độc, kiện tỳ thanh tràng, dùng chữa viêm họng khản tiếng, tiêu hóa kém, viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ sang (trĩ lở loét), thoái giang (lòi dom, sa trực tràng)…
Về dinh dưỡng, trong 100g sung chín chứa 79g nước; 0,4g chất béo; 0,8g protein; 19g bột đường; 1,2g chất xơ; 142 UI sinh tố A; vi chất Ca, Sắt, Na, Kali, phốt pho và vitamin C, B1, B2, B6, PP...
Với những giá trị dinh dưỡng kể trên, quả sung có vai trò trong phòng chống một số bệnh thường gặp.
Công dụng kỳ diệu trong chữa bệnh của quả sung
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ có công bố sung là một quả có chất xơ cao giúp chức năng kiểm soát bệnh tiểu đường.
Quả sung giúp giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường phải thường xuyên tiêm insulin.
Những quả sung giàu kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn.
Một lượng kali lớn có thể đảm bảo rằng lượng đường trong máu thường xuyên ổn định hơn, vì vậy quả sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường sống một cuộc sống bình thường.
Sung muối là món ăn kèm khá ngon miệng và phổ biến ở mâm cơm gia đình Việt
Điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng
Quả sung có lượng chất xơ và chất probiotic cao giúp ổn định hệ đường ruột, tăng cường sản sinh các vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Từ đó tình trạng bị táo bón sẽ được giảm đi đáng kể.
Một nghiên cứu trên 150 người bị hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C) cho thấy những người tiêu thụ khoảng 4 quả sung khô (45 gram) hai lần mỗi ngày giảm đáng kể các triệu chứng bao gồm đau, đầy hơi và táo bón so với nhóm đối chứng.
Làm đẹp da và tóc
Quả sung có chứa nhiều vitamin A và C giúp làn da luôn sáng đẹp, mịn màng và tươi sáng.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất quả sung có tác dụng chống ôxy hóa và chống collagenase trên da có nếp nhăn và giảm phần trăm độ sâu của nếp nhăn.
Ngoài ra, các khoáng chất trong quả sung sẽ giúp làn da ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện mụn nhọt, mụn cóc… và làm tăng độ ẩm cho da.
Hàm lượng khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magie và các vitamin nhóm B trong quả sung sẽ giúp nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, bảo vệ chân tóc, ngăn ngừa tình trạng gãy và rụng tóc thường gặp.
Chiết xuất của chúng được sử dụng để tạo ra các loại dầu dưỡng tóc tuyệt vời giúp dưỡng ẩm mà không làm cho tóc bị nặng hoặc bết.
Ít người biết quả sung có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Điều hòa, ổn định huyết áp
Tác dụng của quả sung trong điều hòa huyết áp ở người là rất hữu dụng. Lượng chất kali dồi dào trong sung sẽ giúp ổn định huyết áp, bảo vệ thành mạch máu, giảm cholesterol trong mạch máu và ngăn ngừa oxy hóa.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.
Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Bảo vệ hệ tim mạch
Trong quả sung có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như Omega 3 và Omega 6.
Những chất này có khả năng ngăn chặn nguy cơ xuất hiện bệnh về động mạch vành ở tim, đồng thời giảm đi đáng kể những cholesterol và chất béo có hại cho hệ tim mạch.
Cải thiện tình trạng sỏi thận
Quả sung có tác dụng chữa trị được bệnh sỏi thận vì trong thành phần của quả sung có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin B, các khoáng chất như sắt, magie, photpho, axit hữu cơ có tác dụng bào mòn sỏi dần dần từ đó có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị sỏi thận.
Ngăn ngừa nguy cơ ung thư
Các hoạt chất chống oxy hóa cao và các vitamin có trong quả sung sẽ giúp đánh bay các gốc tự do nguy hiểm gây nên bệnh ung thư ở người.
Từ đó giúp người bệnh giảm kích thích khối u đang gặp phải hoặc phòng ngừa ung thư hiệu quả ở những người khỏe mạnh.
Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong sung đã được biết để bảo vệ chống lại ung thư vú, và sau khi mãn kinh, sự cân bằng hormone ở phụ nữ thường dao động.
Hệ thống của cơ thể kết nối với nhau để các hormon ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, lần lượt ảnh hưởng đến khả năng chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do.
Hàm lượng chất xơ trong sung đã được biết để bảo vệ chống lại căn bệnh ung thư vú
Những người nào không nên ăn sung?
Có thể thấy quả sung có nhiều công dụng hữu ích trong điều trị một số bệnh lý, tuy nhiên khi sử dụng quả sung bạn vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề như:
Tiếp xúc da với quả hoặc lá sung có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm; quả sung có hàm lượng chất xơ cao, nên ăn quá nhiều quả sung - đặc biệt là quả sung khô - có thể gây tiêu chảy.
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo.
Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.
Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.
Quả sung chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích tiềm năng cho sức khỏe
Ăn sung bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia khuyến cáo, với sung Việt Nam, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 5 quả. Riêng giống sung có xuất xứ khác thì là 1 – 2 quả/ngày.
Muốn chắc chắn hơn, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có liều lượng hợp lý với cơ địa.
Tùy vào sở thích và hoàn cảnh của bạn mà bạn có thể lựa chọn loại quả sung nào cho phù hợp.
Quả sung khô chứa nhiều calo, đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn quả sung tươi. Có thể điều trị táo bón hiệu quả.
Quả sung tươi có nhiều vitamin C, vitamin A và beta-carotene. Sung tươi có hàm lượng calo thấp và là món ăn nhẹ tuyệt vời, bằng cách thêm nó vào món salad hay món ăn nhẹ tráng miệng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức