Loại rau cứu người với 5 công dụng “trời cho”, nếu gặp mua ngay làm món này
Thực hư chuyện tránh thai bằng... nước dừa / 6 sai lầm ngớ ngẩn khi tránh thai có thể gây vô sinh
Đây không chỉ là cây rau mà còn là thuốc quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc.
Theo Đông y, ngải cứu có tính vị quy kinh, có mùi thơm, vị đắng, tính ấm đi vào cả 3 kinh là: can, tỳ, phế có tác dụng điều hòa khí huyết, khu phong, trừ thống, cầm máu và giảm đau. Chính vì vậy mà ngải cứu có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh.
Ngải cứu không chỉ là cây rau mà còn là thuốc quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Rau ngải cứu là một loài cây dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc. Trong Đông y, ngải cứu có tính ôn, vị cay, là loại cây dược liệu rất tốt với sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm, rối loạn kinh huyệt, lưu thông máu lên não và nhiều công dụng khác.
1. Rau ngải cứu cải thiện hệ tiêu hóa
Các nhà khoa học đã tìm thấy trong rau ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ đào thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra.
Ngoài ra, rau ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.
Trứng gà ngải cứu rất tốt trong việc cải thiện các vấn đề về tiêu hoá.
Cách làm:
1 mớ ngải cứu nhặt, rửa sạch, thái nhỏ trộn với 2-3 quả trứng gà ta tạo hỗn hợp sệt. Nêm thêm chút muối cho vừa vị. Dùng lá chuối bọc hỗn hợp trên lại đem nướng bằng chảo cho đến khi dậy mùi thơm và trứng chín hẳn. Dùng nóng.
Nếu không có lá chuối bọc nướng có thể dùng chảo chống dính và áp chảo. Lưu ý không nên chiên dầu vì sẽ dễ gây khó chịu đau bụng ở người có vấn đề tiêu hoá.
2. Trị đau bụng kinh bằng nắm lá ngải cứu
Ngải cứu có tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết và trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, thống kinh.
Tác dụng của rau ngải cứu giảm các cơn đau gây nên cơn đau bụng khi hành kinh do: Khí huyết ứ trệ, máu không lưu thông gây chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu diễn ra trước, trong và sau kinh nguyệt. Tác dụng lưu thông khí huyết của ngải cứu giúp kinh nguyệt ổn định.
Ngải cứu rang muối nóng đem chườm.
Cách làm:
Cách 1:Muối đem rang nóng, thêm rượu, 1 củ gừng đập dập. Tắt lửa ngay và thêm nắm lá ngải cứu nhanh tay đảo đều. Bọc hỗn hợp trong miếng vải dày và chườm trực tiếp vào vùng bụng dưới.
Lưu ý, không nên cho lá ngải sớm, tinh dầu sẽ bị bay mất. Chườm hỗn hợp này rất nóng, nên dùng nhiều lớp khăn. Khi nhiệt độ hỗn hợp hạ dần thì bỏ bớt các lớp khăn ra để đảm bảo người dùng không bị phỏng.
Cách 2:Ăn lá ngải cứu xào với trứng gà. 1 mớ ngải cứu đem xào với 2-3 quả trứng gà và ăn nóng. Người bị đau bụng kinh kèm buồn nôn thì không nên dùng cách này.
3. Ăn rau ngải cứu trị đau đầu
Ngải cứu trị đau đầu rất tốt. Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong trị đau đầu, nhức đầu mệt mỏi.
Gà tần ngải cứu rất ngon và bổ dưỡng.
Cách làm:
Lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút. Ăn ngải cứu hầm gà hoặc ngải cứu xào trứng cũng giúp đẩy lùi cơn đau đầu, làm ấm người hiệu quả.
4. Trị mỏi khớp, viêm khớp
Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.
Theo y học hiện đại, ngải cứu chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt.
Cách làm:
Như cách trị đau bụng kinh, dùng hỗn hợp ngải cứu - gừng - rượu đặt lên các vùng bị đau sẽ cho hiệu quả giảm đau, giảm viêm rất nhanh. Một cách khác, bạn có thể dùng ngải cứu đã đảo qua rượu đắp lên phần tổn thương.
5. Điều trị cảm cúm
Theo Đông y, ngải cứu có tính hàn, vị cay, đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng.
Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn trong dạ dày.
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói xàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.
Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần.
Những người có dấu hiệu sau đây được khuyên không nên dùng ngải cứu:
Không tốt cho người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Ngải cứu sấy khô.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Tôi cứ tưởng người thành phố sống thoáng lắm, ai dè còn thua xa người nhà quê'
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra