Loại rau nhiều canxi như sữa, là 'khắc tinh' của các khối u ác tính, chợ Việt bán 'rẻ như bèo'
7 loại rau họ cải là 'kháng sinh thiên nhiên' giúp chống lại các khối u ác tính: Chợ Việt vừa nhiều vừa rẻ / Ăn cà muối theo kiểu này dễ 'mọc mầm' ung thư gan ác tính lúc nào chẳng hay, bỏ ngay trước khi quá muộn
Loại rau được nhắc đến ở đây chính là rau muống. Rau muống là loại rau dân dã thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của các gia đình Việt, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức.
Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các loại rau màu xanh thẫm như rau muống chứa nhiều vitamin C, vitamin K, folate được chứng minh là có vai trò mạnh mẽ trong giảm quá trình chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoài ra, chất xơ trong rau muống lại có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng sức bền thành mạch và giảm cholesterol.
Rau muống.
Theo bác sĩ y học cổ truyền Lê Thị Thảo Quyên, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… nên ăn rau muống đúng cách sẽ loại bỏ được độc tố.
"Theo y học hiện đại, rau muống bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, hàm lượng protein cũng đặc biệt cao, cao gấp 4 lần so với cùng một lượng cà chua", BS Quyên chia sẻ trên Dân Trí.
Trong 100g rau muống chứa: 3g chất xơ, 3g protein cùng nhiều khoáng chất canxi, phốt pho, sắt, kẽm, các vitamin C, B1, B2.
Đáng chú ý, theo chuyên gia này, hàm lượng canxi trong rau muống cũng rất cao. Trong 100g nước rau muống chứa 115mg canxi. Với hàm lượng như vậy thì canxi trong rau muống tương đương canxi trong sữa, chuối. Vì vậy, ăn rau muống đúng cách là cách bổ sung canxi hiệu quả.
"Đặc biệt, ăn rau muống đúng cách tốt cho phụ nữ mang thai bởi nguồn sắt dồi dào trong rau muống rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp, ăn rau muống vẫn tốt vì có hàm lượng canxi cao", BS Quyên nhấn mạnh.
Đáng chú ý, rau muống với 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau là một thực phẩm lành mạnh có thể ngăn ngừa ung thư. Những chất này có thể loại bỏ các gốc tự do gây hại khỏi cơ thể, từ đó cản trở quá trình nhân lên của các tế bào ung thư. Đặc biệt, rau muống rất hiệu quả trong hỗ trợ ngăn ngừa ung thư trực tràng, dạ dày, ung thư da và ung thư vú.
Những người không nên ăn rau muống
- Người đang có vết thương: Với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
- Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
- Người mắc bệnh viêm khớp: Nếu bạn gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
- Người hệ tiêu hóa yếu: Ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
- Người đang uống thuốc Đông y: Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
Lưu ý khi ăn rau muống
Do môi trường trồng trọt nơi ao hồ nên rau muống thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ăn rau muống tươi sống chưa qua chế biến dễ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như sán lá gan.
Ngoài ra, ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể, bám vào ruột, chui qua thành ruột vào máu, từ đó gây các chứng đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Do đó, quá trình sơ chế rau muống cần rửa sạch, ngâm muối và tốt nhất là nấu chín.
End of content
Không có tin nào tiếp theo