Đời sống

Loại rau ‘quê mùa’ thường bị bỏ đi nhưng lại rất tốt và bổ gấp 5-10 lần củ khoai lang, còn ngừa được ung thư

Một loại rau quê dân dã nhưng chưa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, và có nhiều công dụng phòng và chữa bệnh.

Tươi tắn với mỹ phẩm đơn giản từ các loại hoa mùa xuân / Điều gì xảy ra với cơ thể khi không dùng xà phòng tắm?

Rau khoai lang hay còn gọi là rau lang, là loại rau được sử dụng nhiều vào mùa hè. Thông thường, người dân trồng khoai lang để thu hoạch củ và trước đây nhiều người vẫn nghĩ rau khoai lang là một loại rau xanh rẻ tiền, không có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, thời gian gần đây loại rau này ngày càng được nhiều người ưa chuộng nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết giá trị dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ví dụ, vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai lang, vitamin C cao gấp 5 lần, chất riboflavin (vitamin B2) cao gấp 10 lần...

Loại rau ‘quê mùa’ thường bị bỏ đi nhưng lại rất tốt và bổ gấp 5-10 lần củ khoai lang, còn ngừa được ung thư - Ảnh 1

Giá trị dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ảnh minh họa: Internet.

Ngoài ra, rau khoai lang giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể. Trong rau khoai lang còn có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa trong cơ thể bởi loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - một chất quan trọng trong việc tạo ra các chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Xét theo Đông Y, rau khoai lang (hay còn gọi là cam thử, phiên chử) có tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm. Và không chỉ giàu dinh dưỡng mà tác dụng của rau khoai lang đối với sức khỏe cũng không kém gì so với củ khoai lang.

Những lợi ích sức khỏe đã được công nhận của rau khoai lang

Thanh nhiệt, giải độc: Rau khoai lang có tính bình, vì thế món rau khoai lang luộc hoặc nấu canh có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt tốt cho những người đang bị nhiệt hoặc tốt trong những ngày trời nắng nóng.

Giúp nhuận tràng: Rau lang có vị ngọt, mát, đặc biệt chứa nhiều chất xơ nên khi được chế biến đơn giản bằng phương pháp luộc có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hoá rất tốt.

 

Chữa yếu sinh lý cho nam giới: Nam giới có thể sử dụng món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà 2 lần mỗi tuần, như vậy sẽ rất có lợi trong việc tăng cường sinh lý.

Chữa viêm khớp, thấp khớp: Rau khoai lang có chứa beta cryptoxanthin - chất này có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm mạn tính như thấp khớp, viêm khớp. Đặc biệt, có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Nếu đang bị đau nhức xương khớp, bạn có thể ăn rau khoai lang, có tác dụng trị bệnh hiệu quả.

Loại rau ‘quê mùa’ thường bị bỏ đi nhưng lại rất tốt và bổ gấp 5-10 lần củ khoai lang, còn ngừa được ung thư - Ảnh 2

Rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết. Ảnh minh họa: Internet.

Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:Rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá khoai lang non để ăn.

Ngừa bệnh ung thư: Nhờ chứa nhiều vitamin K, rau khoai lang có tác dụng giảm nguy cơ ung thư ruột kết, tuyến tiền liệt, mũi, miệng, dạ dày và các bệnh tim mạch. Thậm chí, đã có nghiên cứu chứng minh những bệnh nhân ung thư gan nếu bổ sung đủ vitamin K mỗi ngày sẽ khiến chức năng gan được cải thiện hơn.

Những lưu ý cần nhớ khi ăn rau khoai lang

 

Mặc dù ăn rau khoai lang mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu muốn rau khoai lang phát huy được tác dụng thì mọi người cần lưu ý:

Không nên ăn rau khoai lang lúc quá đói vì có thể gây hạ đường huyết quá mức, tổn hại sức khỏe (rau khoai lang vốn có tính hạ đường máu).

Nếu muốn nhuận tràng thì nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.

Không nên ăn rau khoai lang quá nhiều vì rau khoai lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận. Nên ăn rau khoai lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.

Loại rau ‘quê mùa’ thường bị bỏ đi nhưng lại rất tốt và bổ gấp 5-10 lần củ khoai lang, còn ngừa được ung thư - Ảnh 3

Nên ăn kèm rau lang với những thực phẩm có chứa đạm động vậtẢnh minh họa: Internet.

Khi luộc rau khoai lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.

 

Các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp... không nên ăn rau khoai lang sẽ làm cho tình trạng thêm trầm trọng.

Có thể nói, rau khoai lang sẽ phát huy tác dụng tốt về mặt chữa bệnh, dễ tiêu hoá khi được luộc chín, vừa tận dụng được nước rau và lại dễ chế biến. Vì thế, đừng bỏ qua loại rau này trong các bữa ăn gia đình hàng ngày của mình nhé!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm