Đời sống

Loại rau quý hơn "nhân sâm" được nhiều nơi ưa chuộng nhưng Việt Nam lại thờ ơ, ném bỏ

Loại rau quý hơn nhân sâm được nhiều nơi ưa chuộng nhưng Việt Nam lại thờ ơ, ném bỏ - hãy tìm hiểu ngay.

10 loại thực phẩm mọng nước, calo thấp, bạn thoải mái ăn mà không lo tăng cân / "Đánh bay" mỡ bụng do béo phì bằng những loại thực phẩm "tuy nhỏ mà có võ" này

canh-rau-sam
Ảnh minh họa

Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam cũng khá phổ biến ở châu Âu, người Hà Lan dùng làm dưa chua, người Pháp rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn đặc biệt, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu dấm... Ngoài ra, rau sam còn là một phương thuốc độc đáo ít người biết đến.

Rau sam thường mọc như cỏ, bạn có thể dễ dàng nhổ ở trong vườn. Rau sam là loại có tán lá rộng, phát triển mạnh vào mùa hè và sống ở lớp đất bề mặt có cỏ mọc. Muốn xác minh là rau sam, hãy kiểm tra lá của chúng. Lá rau sam thông thường hình ovan và mượt, dày thịt và có màu như màu ngọc bích, mọc bò với cành phân nhánh nếu cây mọc đơn độc, nhưng nếu mọc tụ từng đám thì thân lại cố vươn lên thẳng đứng. Lá dày hình thuôn, dài khoảng 1-2,5cm, hoa rất nhỏ, màu vàng lưỡng tính, mọc ở ngọn cành. Hạt nhỏ, màu đen, có thể giữ được khả năng nẩy mầm đến 7 năm (khi tồn trữ). Hoa sam thường nở vào mùa xuân hay thu. Cây thích hợp với những vùng đất xốp và nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Tác dụng diệt khuẩn

 

Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.

rau-sam-1
Ảnh minh họa

Rau sam: "Thuốc" sát trùng

Theo Trung y, rau sam được đặt nhiều mỹ danh như "loại rau ngũ hành", "rau trường thọ"…
Rau sam vừa có thể ăn sống, vừa có thể chế biến chín. Những thư tịch cổ đại từ xa xưa đã ghi lại nhiều tác dụng của loại rau này.

Giáo sư Trương đánh giá: "Bên cạnh hàm lượng protein, chất béo, carbonhydrate, chất xơ thô…rất phong phú, rau sam còn có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh".

Nhờ hàm lượng kali cao cùng acid citric, acid malic… rau sam có khả năng duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, hạ huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch.

 

Bên cạnh đó, loại rau này cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhờ công dụng sát trùng, được sử dụng để trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm