Đời sống

Lợi ích bất ngờ của ngải cứu với sức khoẻ, đặc biệt là với phụ nữ

Ngải cứu được coi là một loại cây có tác dụng tốt đối với sức khỏe của phụ nữ. Dưới đây là những công dụng quý giá của ngải cứu.

Bất kể rau luộc hay rau xào, cứ cho thêm thứ này vào là giòn ngon gấp bội, vừa nhìn đã muốn ăn ngay / Không phải nước cam hay chanh, nước ép của quả này có hơn 300% lượng vitamin C cần mỗi ngày

Trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng lúc hành kinh

Sử dụng hương phụ, ngải cứu mỗi loại 500g, 1 lít nước. Sắc kỹ lấy nước, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống 1 giờ trước bữa ăn sáng và tối.

Làm thuốc điều kinh

Áp dụng bài thuốc này trước ngày kinh dự kiến 1 tuần.

Mỗi ngày lấy 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, uống 3 lần trong ngày.

Nếu uống dạng bột thì lấy 5-10g, nếu uống dạng cao đặc thì chỉ cần 1-4g hòa vào nước ấm là có thể uống.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, biếng ăn, lạnh bụng…

Lấy 20g ngải cứu hầm chung với 1 con gà ác khoảng 200g. Bài thuốc này có tác dụng rất tốt cho phụ nữ sau sinh.

Hoặc bạn có thể làm theo cách sau:

Lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

 

Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe, chữa được rất nhiều bệnh

Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm chothần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật;

Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt. Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm