Đời sống

Lợi ích bất ngờ khi thêm quế vào thực đơn hằng ngày

Nếu bạn thường xuyên thêm quế vào thực đơn ăn uống sẽ ngăn mụn, trẻ hơn tuổi, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Bổ tư quả chanh rồi đặt ở đầu giường, việc làm nhỏ nhưng mang lại vô vàn lợi ích / Bà bầu ăn măng tây mang lại lợi ích tuyệt vời cho thai nhi

Quế được sử dụng xuyên suốt lịch sử, có niên đại từ thời Ai Cập cổ đại. Quế ngày xưa rất hiếm và thường chỉ vua chúa mới có. Ngày nay quế có sẵn trong các cửa hàng, siêu thị và có mặt trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của quế đã được chứng minh bởi nghiên cứu khoa học.

Quế là một loại gia vị được lấy từ bên trong vỏ cây và có tên khoa học là Cinnamomum. Quế có hương vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp các khoáng chất như: kali, canxi, sắt, mangan, kẽm và ma giê. Nó chứa một lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic và pyridoxine. Quế còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa.Có hai loại quế chính: Quế Ceylon (quế quan): còn được gọi là quế “thật”; Quế cassia (quế đơn): Loại phổ biến hơn ngày nay và được bán rộng khắp. Quế quan có hình dáng giống quế đơn nhưng có nhiều lớp bên trong, đồng thời đắt và hiếm hơn quế đơn

Lợi ích bất ngờ khi thêm quế vào thực đơn hằng ngày

Ảnh minh họa.

Trị mụn

Quế có đặc tính kháng khuẩn, là nguyên liệu giúp điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Thêm quế vào thực đơn giúp tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm gây ra mụn.

Chống lão hóa

Quế giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương do các gốc tự do, nguyên nhân gây ra nếp nhăn, nám da, làm da xỉn màu và lão hóa sớm. Ngoài ra, quế còn giúp thúc đẩy sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi, săn chắc cho làn da.

Làm đều màu da

 

Loại gia vị này giúp tăng cường lưu thông máu, giúp vận chuyển máu và oxy đến da hiệu quả hơn, nhờ đó, da sẽ đều màu, mịn màng hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Quế làm giảm mức cholesterol không tốt (LDL) và triglycerides (chất béo chiếm 95% chế độ ăn hàng ngày của người bình thường), trong khi cholesterol “tốt” (HDL) vẫn được giữ nguyên. Gần đây hơn, một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 120mg quế mỗi ngày cho người có sức khỏe bình thường đã có thể có những tác dụng này và nó cũng làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Trong các nghiên cứu trên động vật, quế đã được chứng minh là làm giảm huyết áp. Kết hợp tất cả những yếu tố này quế có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Cải thiện độ nhạy cảm của insulin

Insulin là một trong những hormon chính điều hòa sự trao đổi chất và sử dụng năng lượng. Nó cũng rất cần thiết cho việc vận chuyển lượng đường trong máu đến các tế bào của cơ thể. Tuy vậy nhiều người có triệu chứng chống lại tác dụng của insulin. Điều này được gọi là kháng insulin, một dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường týp 2. Quế có thể làm giảm đáng kể việc kháng insulin, giúp hoóc-môn quan trọng này thực hiện chức năng của mình. Bằng cách tăng độ nhạy insulin, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu.

 

Có lợi cho người bị thoái hóa thần kinh

Các bệnh thoái hóa thần kinh là hiện tượng mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não. Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là hai loại phổ biến nhất. Một nghiên cứu ở Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Texas, Mỹ cho thấy hai hợp chất được tìm thấy trong quế dường như chống lại sự tích tụ của một protein trong não, đó là một trong những điều gây ra bệnh Alzheimer. Trong một thí nghiệm ở chuột mắc bệnh Parkinson, quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mức độ dẫn truyền thần kinh và chức năng vận động được cải thiện. Mặc dù vậy hiện tượng này vẫn cần phải được nghiên cứu thêm ở người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm