Đời sống

Lợi ích của nước dâu tằm ngâm với sức khoẻ

Uống nước dâu tằm ngâm giúp dưỡng ẩm, bổ thận, giúp ngủ ngon... bạn nên ngâm tích trữ cho gia đình nhé.

Sai lầm tai hại khi giảm cân, rất nhiều người mắc phải mà không hề biết / Uống nước chanh có tốt đến mấy cũng chớ dại mà mắc phải sai lầm này kẻo mất mạng

Dưỡng âm, bổ thận

Lợi ích của nước dâu tằm ngâm với sức khoẻ

Dâu tằm tốt cho sức khoẻ. Nguồn ảnh: Internet

Dâu tằm có tính hàn, bổ khí huyết, thanh nhiệt, là vị thuốc mát huyết, ích âm. Y học cổ truyền cho rằng, dâu tằm có tính lạnh, đi vào gan, thận, thông kinh lạc; thanh niên, trung niên nam nữ đều có thể uống để dưỡng âm bổ thận, điều trị hiệu quả gan thận âm huyết hư nhược, đau mỏi lưng gối, xương khớp không thuận lợi.

Chữa táo bón

Để chữa táo bón với nước dầu tằm, bạn cần uống 3 ly nước dâu tằm trong ngày, tác dụng thanh nhiệt của dâu tằm sẽ giúp căn bệnh táo bón của bạn nhanh có chuyển biến tốt hơn.

Ăn ngủ ngon

Mỗi ngày trước khi ăn bạn hãy uống 1-2 ly nước dâu tằm nhỏ, sẽ kích thích tiêu hóa, giúp bạn có được bữa ăn ngon miệng hơn. Sau khi ăn tối, uống tiếp 1 ly nước dâu tằm, giấc ngủ sẽ ngon say và sâu hơn.

 

Giải khát, tiêu sưng

Dâu tằm có vị chua ngọt, đơn tính, làm giảm cảm giác khát, có lợi cho ngũ tạng, bổ khí huyết, thúc đẩy khí huyết, giúp giải độc rượu. Uống nước dâu tằm lên men có thể cải thiện hiệu quả chứng phù thũng và giải khát.

Nước dâu chữa chứng nhức mỏi cơ, khớp

Uống đều đặn mỗi ngày ba ly nước dâu vào buổi sáng, trưa và tối sẽ chữa được chứng nhức mỏi cơ, khớp. Nếu trong gia đình bạn có người cao tuổi, hoặc người bị các bệnh lý xương khớp, hãy lưu ý luôn dự trữ sẵn vài bình nước dâu tằm lớn trong nhà để có thể sử dụng hàng ngày, rất tốt cho bệnh lý xương khớp.

Cách ngâm dầu tằm

 

Trước hết phải lựa chọn những quả dâu ngon: bạn nên chọn những quả dâu có màu tím sẫm không bị dập nát hay hỏng thì nước dâu ngâm mới ngọt và bảo quản được lâu ngày.

Bước 1: Sơ chế dâu tằm: Các bạn cắt bỏ phần cuống trên đầu quả dâu rồi ngâm với nước muối để loại sạch bụi bẩn bám trên quả dâu. Lưu ý , khi rửa dâu nên nhẹ nhàng để dâu không bị nát.

Bước 2: Sau khi ngâm dâu khoảng 15 – 20 phút các bạn vớt dâu ra rổ và để ráo nước. Tiếp theo, lấy nước sôi dội qua rổ dâu để kh ngâm nước dâu không bị mốc hay nước bị váng.

Bước 3: Lấy bình thủy tinh, cho một lớp dâu xen kẽ với một lớp đường, làm như vậy cho tới khi hết phần dâu thì các bạn cho một lớp đường ở trên và đậy kín nắp lại.

Bước 4: Sau khi ngâm dâu khoảng 2-3 ngày khi đường tan hết thì chỉ việc lấy ra hòa thêm nước lọc và cho thêm đá vào là có thể uống được. Các bạn nên bảo quản dâu trong tủ lạnh vì nước dâu rất dễ lên men.

 

Bước 5: Một tuần sau các bạn mang bình đựng dâu ra lọc lấy phần bã để làm mứt, xào cho cô đặc lại ăn kèm với bánh rất ngon hoặc để làm đồ ăn vặt cho trẻ cũng rất thú vị. Còn phần nước cốt dâu, các bạn đun sôi lên để nguội rồi cất vào lọ dùng làm siro để uống.

Khoảng 1 tuần sau khi đường đã tan hết các bạn cho rượu vào ngâm tiếp 1 tháng là bắt đầu có thể sử dụng rượu dâu tằm tuyệt ngon rồi đấy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm