Đời sống

Lợi ích tuyệt vời của thể dục khi mang thai

Thường xuyên thể dục trong thời kỳ mang thai bạn có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng cân nhiều, giảm mệt mỏi.

Những thực phẩm mẹ bầu nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ / Mách mẹ bầu ăn xoài đúng cách trong thai kỳ

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Lợi ích tuyệt vời của thể dục khi mang thai

Thể dục khi mang thai giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Nguồn ảnh: Internet

Bệnh tiểu đường thai kỳ trong có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì cho con bạn sau này. Tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến trọng lượng trẻ sơ sinh cao. Hơn nữa, nó có thể làm cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn. Tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách giúp bạn duy trì trọng lượng bình thường, khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Giảm nguy cơ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Các lợi ích khác của việc tập thể dục khi mang thai chỉ đơn giản là ít tăng cân hơn. Tất nhiên, tăng cân khi mang thai là điều bình thường và lành mạnh. Tuy nhiên, tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh nở. Tập thể dục giúp bạn tăng cân tối thiểu khi mang thai.

Chống lại mệt mỏi

Sự mệt mỏi luôn xuất hiện ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, và tái diễn một lần nữa ở 3 tháng cuối. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng bạn nghỉ ngơi càng nhiều thì cơ thể bạn càng mệt mỏi hơn. Nếu bạn chưa bao giờ tập thể dục từ lúc có bầu, thì ngay bây giờ mỗi khi mệt mỏi, bạn hãy bắt tay thực hiện những động tác nhẹ nhàng. Chỉ là những vận động nhẹ thôi nhưng cũng tạo ra năng lượng cho cơ thể. Bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên với cảm giác của mình sau khi tập luyện.

 

Cải thiện giấc ngủ

Nhiều phụ nữ mang bầu cho biết từ lúc có thai, họ thấy rất khó ngủ (chưa nói đến việc hay buồn ngủ trong thời gian đang tắm). Trong khi những người thường xuyên luyện tập thể dục (miễn là không gần giờ đi ngủ) lại nói rằng việc vận động thể thao giúp họ ngủ ngon hơn, và khi thức dậy họ cảm thấy người thư thái hơn rất nhiều.

Giải quyết táo bón

Một cơ thể năng động sẽ “làm chủ” một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh. Một vài chị em mang bầu nói rằng việc đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp đường ruột của họ tiêu hóa tốt hơn, còn những người khác lại cho hay chỉ cần bỏ ra 10 phút đi bộ, cơ quan tiêu hóa của họ cũng hoạt động tốt hơn hẳn.

Cải thiện đau lưng

 

Đau lưng ảnh hưởng đến hầu hết phụ nữ lúc mang thai. Cách bảo vệ tốt nhất cho khung xương của bạn đó là thực hiện những bài tập an toàn cho bà bầu nhằm tăng cường cơ bắp – thứ hỗ trợ cho chiếc lưng của bạn. Bạn không nhất thiết phải tập những bài liên quan đến lưng hoặc bụng, chỉ cần đi bộ một quãng ngắn ra chợ thôi, bạn cũng giúp lưng giảm đau và giảm áp lực đấy.

Lưu ý đối với các bà bầu

Tránh các bài tập phải tỳ vào bụng hay bài tập mặt phẳng lưng sau 3 tháng đầu mang thai.

Cần uống đủ nước hoặc nước hoa quả trước, trong quá trình tập và sau khi tập thể dục.

Tránh quá nóng nực và ra mồ hôi nhiều, đặc biệt trong 3 tháng đầu mang thai, khi thai nhi đang trong quá trình phát triển quan trọng nhất.

 

Ngừng tập luyện ngay nếu bạn thấy mệt, thấy đau thường xuyên hay bị chảy máu âm đạo. Kiểm tra sức khỏe với bác sĩ thai sản nếu co bóp thường xuyên xảy ra hơn 30 phút sau khi tập thể dục (có khả năng là dấu hiệu sinh non).

Tránh động tác tập tạ nặng và các bài tập dùng sức nhiều.

Tránh các bài tập áp suất không khí nhiều như nhảy dù hay lặn biển (trừ khi bạn là vận động viên chuyên nghiệp hay đã quá quen hoặc có thể thích nghi với các bài tập đó).

Không được tăng cường độ luyện tập so với lúc trước khi mang thai.

Về ăn uống, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn đều suốt cả ngày. Theo Hội nghị y tế Nhi khoa và Sản phụ khoa Hoa Kỳ, một phụ nữ mang thai có cân nặng bình thường tập thể dục ít hơn 30 phút 1 tuần nên cố gắng nạp lượng calo khoảng 1800 trong suốt giai đoạn 3 tháng mang thai đầu tiên, 2200 trong 3 tháng tiếp theo và 2400 trong 3 tháng thai kỳ cuối cùng.

 

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm