Lời răn dạy của người xưa: 'Người tới độ tuổi trung niên hãy thường xuyên qua lại với 4 kiểu họ hàng này'
Chiêm ngưỡng thân hình ‘đồng hồ cát’ của hot gymer Vĩnh Phúc / Ai cũng theo đuổi hạnh phúc nhưng mấy người hiểu thấu một điều đơn giản: Hạnh phúc không phải sự hoàn hảo!
Cái được gọi là “họ hàng” chính là người có quan hệ huyết thống và thân tộc với mình, giữa họ hàng với nhau chưa hẳn đã có thể hòa hợp, cũng có thể vì nguyên nhân nào đó còn không bằng hàng xóm, thậm chí còn coi nhau như kẻ thù không đội trời chung. Thế nên người ta mới hay nói: “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là như vậy.
Ảnh minh họa.
Trong cuốn “Tăng quảng hiền văn” có nói: “Lúc nghèo đi ngoài đường chẳng ai hỏi han nhòm ngó, lúc giàu thì có ở sâu cùng ngõ hẻm cũng có họ hàng gần xa”. Mối quan hệ của con người thường được duy trì bằng lợi ích, khi bạn nghèo khó thì sẽ không có giá trị lợi dụng, họ hàng cũng sẽ xa lánh bạn. Tuy là nói như vậy, nhưng cũng không hẳn họ hàng nào cũng cạn tàu ráo máng như vậy, trên đời này vẫn có những người họ hàng tốt bụng, chung sống hòa thuận cho dù bạn giàu hay nghèo. Người xưa đã răn dạy con cháu rằng: “Người tới độ tuổi trung niên nên qua lại nhiều với 4 kiểu họ hàng này”. Vậy đó là những kiểu họ hàng nào?
Họ hàng tốt bụng, lương thiện
Lương thiện là một mỹ đức, không liên quan tới giàu nghèo, cho dù một người có nghèo khó, thậm chí trắng tay không một đồng trong người, chỉ cần anh ta có một trái tim lương thiện thì sẽ đáng để chúng ta khen ngợi. Ngược lại, nếu một người giàu có sung túc, nhưng lại thường xuyên cậy thế ức hiếp người khác, đối xử với người khác lạnh nhạt thì cũng sẽ chẳng có ai muốn qua lại với anh ta.
William Shakespeare từng nói: “Sự khác biệt giữa thiện và ác nằm ở bản thân của hành vi, chứ không nằm ở việc có địa vị hay không”. Nếu quan sát bằng cả trái tim thì sẽ không khó để nhận ra, trong những người họ hàng xung quanh mình, có những người họ hàng tuy hoàn cảnh khốn khó, kinh tế không bằng người khác nhưng lại luôn dùng tấm chân tình để đối đãi với bạn bè người thân, cư xử với hàng xóm cũng rất hòa thuận, chẳng bao giờ cãi cọ với ai, cho dù bản thân có bị thiệt một chút cũng chẳng so đo tính toán quá nhiều. Kiểu họ hàng như vậy rất tốt bụng, lương thiện, rất đáng để bạn qua lại nhiều hơn.
Họ hàng có qua có lại
Mối quan hệ có tốt đến mấy đi chăng nữa thì nếu không qua lại thường xuyên thì cùng thời gian cũng sẽ trở nên xa cách, quan hệ họ hàng cũng như vậy. Từ xưa, các nước Đông Á đã có các lễ nghi cư xử giữa người với người, coi trọng việc có qua có lại, anh kính tôi một tấc, tôi kính lại anh một trượng, anh không coi tôi ra gì thì tôi chắc chắn cũng chẳng đối xử với anh thật lòng. Có qua có lại không chỉ là một lễ tiết, cũng là một nguyên tắc làm người cơ bản, chứa đựng trí tuệ của nhân tình thế thái.
Mỗi khi Tết đến xuân về, chúng ta đều có tập tục đi chúc Tết, đa phần mọi người đều hiểu rằng có qua có lại, anh tới nhà tôi chúc Tết thì tôi cũng tới nhà anh chúc Tết lại. Tuy nhiên, lại có nhiều họ hàng không chú trọng điều này, chẳng hề để ý tới việc có qua có lại, hoặc nói cách khác, tâm thế cao ngạo, khinh thường những người họ hàng như chúng ta, không thèm qua lại với chúng ta. Đối với những kiểu họ hàng như vậy, tốt nhất là sớm cắt đứt, không dây dưa nhiều, nếu không cắt đứt được thì cố gắng hạn chế qua lại.
Họ hàng biết cảm ơn
Ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn, giúp đỡ lẫn nhau là điều nên làm. Nếu họ hàng của bạn gặp khó khăn, khi nhờ bạn giúp, vừa hay bạn có khả năng giúp đỡ thì hãy nhiệt tình đưa tay ra giúp đỡ họ, hoặc tìm kiếm các mối quan hệ giúp họ, hay ủng hộ về mặt tiền bạc. Sau khi họ vượt qua được cửa ải này mà lập tức mang quà tới cám ơn bạn thì cho thấy họ là người biết nhớ ơn người đã giúp mình. Người như vậy đáng để bạn qua lại.
Còn nếu như bạn đã cố hết sức giúp đỡ họ tận tình, nhưng kết quả, khi họ vượt qua được khó khăn lại vô ơn bội nghĩa, hay nói cách khác, họ coi sự giúp đỡ của bạn là lẽ đương nhiên thì rõ ràng đó chỉ là con sói vô ơn. Những kẻ không biết cám ơn thì chẳng thể nào thay đổi được bản tính đó, cố gắng sớm nhận ra bộ mặt thật của những kiểu họ hàng như vậy rồi tránh xa. Bạn bè cũng được, họ hàng cũng được, chẳng có gì là nên làm cả, giúp đỡ là nể tình, không giúp thì cũng chẳng có gì đáng trách cả. Ghi nhớ cái tốt của người khác, học cách biết ơn là rất quan trọng.
Những họ hàng có ơn với bạn
Người đời thường nói, có ơn ắt phải trả, cho dù bất kỳ lúc nào, có 2 kiểu ân tình đều không được phép quên: một kiểu là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, một kiểu là ân nhân từng giúp đỡ chúng ta. Khi bạn khốn khó, nếu người họ hàng nào đó từng giúp đỡ bạn, hoặc chỉ dẫn cho bạn, nhất định phải ghi lòng tạc dạ tấm chân tình này, đừng nghĩ rằng đó là họ hàng bạn thì họ nên giúp đỡ bạn. Khi bạn vượt qua được khó khăn, hãy nhớ báo ơn kịp thời, qua lại nhiều hơn với những người đã từng giúp đỡ mình.
Xã hội rất đơn giản, thứ phức tạp chính là con người. Đối mặt với cô ba, dì bảy, chú tám và cả những người họ hàng có chút thân tộc, cần phải phân biệt rõ ràng ai thật lòng đối tốt với bạn, ai giả tình giả nghĩa, rồi xác định có đáng để qua lại với họ hay không, càng sớm nhận ra thì càng có lợi.
- Video: Rong kinh kéo dài, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u xơ tử cung 'khủng'. Nguồn: Sức khỏe & Đời sống.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn