Lòng đỏ trứng màu đậm và nhạt, cái nào tốt hơn: Chuyên gia giải mã điều nhiều người lầm tưởng
Thực đơn giảm cân trong 7 ngày chỉ bằng cách sử dụng trứng gà / Ăn trứng gà luộc đúng thực đơn hằng ngày, lười đến mấy cũng giảm 10 kg trong 2 tuần
Lòng đỏ trứng màu đậm và nhạt, cái nào tốt?
Trứng gà là một trong những nguyên liệu phổ biến trong nhà bếp. Từ trứng, bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn khác nhau. Trứng cũng được coi là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Rất nhiều người Việt tin rằng, trứng gà có lòng đỏ màu cam đậm sẽ tốt hơn, giàu dinh dưỡng hơn trứng gà có lòng đỏ màu vàng nhạt.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết trước đây để phân biệt gà ta với gà nuôi công nghiệp, người ta thường dựa vào màu sắc của lòng đỏ trứng. Trong trường hợp này, lòng đỏ trứng của gà ta sẽ có màu cam đậm, còn của gà nuôi công nghiệp thường có màu vàng nhạt hơn. Vì vậy, nhiều người cho rằng lòng đỏ có màu cam đậm sẽ tốt hơn màu vàng nhạt. Tuy nhiên, điều này không đúng.
Thực tế, màu sắc của lòng đỏ trứng gà được hình thành do chế độ ăn uống chứ không phải do giống gà. Nếu gà ăn nhiều thức ăn giàu carotenoid (như ngô, rau...) thì sẽ đẻ ra các quá trứng có lòng đỏ màu cam đậm. Trong khi đó, gà ăn thức ăn không có màu như (gạo, sắn...) thì lòng đỏ trứng sẽ có màu vàng nhạt.
Hiện nay, trứng gà công nghiệp cũng có màu cam đậm là do sự thay đổi trong thức ăn của gà.
Vì vậy, màu sắc của lòng đỏ trứng gà được quyết định bởi thức ăn chứ không liên quan đến giá trị dinh dưỡng.
Màu sắc lòng đỏ đậm hay nhạt chỉ giải quyết vấn đề thị hiếu của khách hàng chứ không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Nhiều nơi trên thế giới, người chăn nuôi sẽ có các bí quyết để tạo ra những quả trứng có lòng đỏ đậm màu đẹp mắt bằng cách cho gà ăn cánh hoa cúc vạn thọ, ớt chuông... Khi đó, lòng đỏ trứng sẽ có màu đậm hơn, trông đẹp hơn. Ở Việt Nam, nếu gà chỉ ăn ngô thì trứng và vỏ đều có màu cam đẹp mắt.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
Trứng gà có lòng đỏ đậm hay nhạt đều có giá trị dinh dưỡng tương đồng.
Trứng có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều dưỡng chất như chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no, cholesterol...
100 gram trứng gà toàn phần có thể cung cấp 14,8g chất đạm; 11,6g chất béo; 55mg canxi; 2,70mg sắt; 47µg folat; 210mg phốt pho; 1,29µg vitamin B12; 700µg vitaminA; 470mg cholesterol...
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết lòng đỏ trứng gà chứa nhiều dưỡng chất như protein, lipid, canxi, sắt, kẽm, folat, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, lòng trắng trứng là nguồn cung cấp chất béo quý giá, đặc biệt là lecithin - một chất có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong cơ thể.
Nên ăn cả lòng đỏ và lòng tắng trứng. Nếu chỉ ăn lòng đỏ, bỏ lòng trắng thì sẽ mất đi nguồn đạm quý, dễ hấp thu.
Một số lưu ý khi ăn trứng
Trứng rất tốt nhưng cũng không nên ăn quá nhiều. Người trưởng thành có thể ăn 3-4 quả/tuần.
Người bị tăng huyết áp, cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng nhưng chỉ nên dùng 1-2 quả/tuần.
Trẻ từ 6-7 tháng tuổi chỉ nên ăn 1 nửa lòng đỏ trứng/bữa. Trẻ từ 8-12 tháng tuổi có thể ăn 1 lòng đỏ trứng/bữa. Trẻ từ 1-2 tuổi có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng, tối đa 4 quả/tuần. Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn tối đa 6 quả trứng/tuần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?