Luộc thịt lợn cứ nhớ '1 không làm, 3 không thêm': Thịt ngọt lịm, không khô, không tanh hôi
Những sai lầm cần tránh khi ăn thịt bò / Thói quen chế biến khiến thịt trở thành "thuốc độc", nhiều người không biết vẫn vô tư làm mỗi ngày
Thịt luộc là món ăn đơn giản, dễ làm, ngon miệng. Tuy nhiên, để luộc được miếng thịt ngon, đúng chuẩn thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là mẹo nhỏ giúp bạn luộc thịt chín mềm, mọng nước, không khô.
1 không làm: Không chần trước thịt, sườn lợn
Nhiều người có suy nghĩ rằng mùi tanh của thịt lợn là do phần máu bên trong thịt gây ra nên trước khi chế biến họ sẽ chần qua thịt với nước sôi để loại bỏ hết phần máu này đi. Phương pháp này có tác dụng giảm bớt mùi tanh nhưng lại khiến thịt lợn bị hóa "gỗ", khô cứng rất khó ăn do quá trình đun nhiều lần. Thực tế, so với các loại thịt khác, mùi tanh của thịt lợn tương đối ít nên cách khử mùi tanh cũng rất đơn giản, chỉ cần ngâm qua nước muối nhạt, thấm hết phần máu còn sót lại là thịt sẽ không còn mùi tanh nữa.
3 không thêm: Không gia vị, không nguyên liệu chua, không chất làm tươi
Không thêm các loại hương vị
Thịt lợn có mùi vị tương đối thơm ngon, sau khi luộc thì mùi thơm và vị ngọt của thịt lợn sẽ được tiết ra. Vì vậy, bạn không cần thêm gia vị bởi gia vị tương đối đậm sẽ che đi hương vị ngọt, tươi ngon của miếng thịt, do đó, khi ăn sẽ không cảm nhận được hương vị thịt. Tất nhiên, bạn chỉ nên áp dụng cách này khi luộc thôi nhé, còn khi chế biến theo các phương pháp khác thì vẫn nên thêm gia vị vào.
Không cho vị chua
Thịt lợn bản thân là một loại thực phẩm có tính axit nhưng hàm lượng thấp nên khi ăn bạn khó cảm nhận được vị chua. Nếu cho thêm các loại thực phẩm có tính chua như giấm, táo gai để khử mùi sẽ làm tăng vị chua của thịt lợn, ảnh hưởng rất nhiều đến vị ngon, ngọt của thịt. Vì thế, khi nấu hoặc hầm thịt lợn có thể thêm vị mặn, ngọt nhưng không được thêm chua.
Không có chất làm tươi
Khi nấu thịt lợn, nhiều người sẽ cho thêm bột ngọt, dầu hào và các loại gia vị khác vì nghĩ rằng các gia vị này sẽ giúp hương vị thịt thơm ngon hơn. Thực tế, trong thịt lợn có chứa nhiều axit glutamic, chỉ cần thêm một lượng muối thích hợp, muối sẽ tự động tổng hợp nên natri glutamat. Đây là cách tạo nên hương vị của thịt, một loại gia vị thơm ngon rất tự nhiên mà bất cứ hương liệu nào cũng khó thay thế được.
Tóm lại: Khi nấu hoặc hầm món thịt lợn, sườn lợn, bạn đừng quên nguyên tắc "1 không làm 3 không thêm" để đảm bảo món ăn có đủ vị ngọt, thịt thơm và không có mùi tanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được