Luộc trứng rất kỵ hành động này, nhiều người Việt không biết vẫn vô tư đưa mầm bệnh vào người
7 thực phẩm càng ăn càng "giết" thận nhưng nhiều người vẫn vô tư dùng hàng ngày / 6 loại thực phẩm dễ biến thành 'độc tố' nếu để trong tủ lạnh quá lâu
Chú ý gì khi luộc trứng?
Khi luộc trứng, nhiều người vẫn vô tình làm cho lòng đỏ trứng xuất hiện đường viền màu xanh xám, bở và hơi có mùi lưu huỳnh, lòng trắng thì dai như cao su. Đây là kết quả do chất sắt có trong trứng gà tạo ra, cơ thể cũng rất khó hấp thu chất này.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân khiến cho lòng đỏ trứng có hiện tượng như vậy là do bạn luộc trứng quá kỹ. Bác sĩ Lê Thuận Linh (Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, BV quận Thủ Đức) cũng cho biết thêm, “trứng luộc quá lâu dễ làm protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe".
Tuy nhiên, trong quá trình luộc, có một hành động rất kỵ mà không phải ai cũng biết khiến trứng cũng có hiện tượng như vậy là nước luộc trứng. Thông thường chúng ta luộc trứng bằng nước lã ngay từ đầu nhưng nhiều người làm ngược lại, dùng nước sôi để luộc trứng, khiến lòng đỏ trứng có màu xanh xám hoặc xanh đen, điều này rất sai lầm. Do đó, chị em hãy tham khảo mẹo luộc trứng đúng cách dưới đây:
Trước tiên, rửa trứng dưới vòi nước vì bề mặt trứng chắc chắn sẽ dính một ít phân và bụi. Nếu bạn cho chúng trực tiếp vào nồi để luộc, những chất này sẽ bám vào bề mặt trứng, khi bóc sẽ rất bẩn.
Sau đó, đổ một lượng nước vừa phải vào nồi, thêm một nửa thìa giấm trắng, sau đó cho trứng vào, luộc sôi trong 5 phút rồi sau đó vớt trứng luộc ra, cho vào nước lạnh và để nguội.
Trứng lúc này sẽ rất mềm và ngon, điều quan trọng nhất là lòng đỏ trứng không có màu xanh xám, vì vậy bạn sẽ yên tâm hơn khi ăn. Lưu ý lại, không dùng nước sôi để luộc trứng khiến lòng đỏ trứng dễ biến chất, tạo ra phần viền xanh xám hoặc đen xám, không tốt cho sức khỏe, mùi vị cũng kém ngon!
5 không khi ăn trứng bạn cần lưu ý ngay
Không ăn quá 3 quả/ngày: Nếu chỉ cần ăn hai lòng đỏ trứng mỗi sáng đã vượt xa lượng cholesterol được phép hấp thu, chưa kể các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày.
Trong trong lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình 17g chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa.
Cơ thể không nên hấp thụ quá 300 miligram cholesterol mỗi ngày.
Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên không phải ai ăn cũng đều tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Nhiều người đang bị bệnh thường dùng trứng gà để bồi bổ tuy nhiên việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn.
Vì thế tốt nhất không nên ăn quá 3 lòng đỏ quả trứng gà mỗi tuần, còn lòng trắng trứng thì có thể không hạn chế vì rất tốt cho sự phát triển cơ bắp.
Chú ý khi ăn trứng trần, trứng sống:
Khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng.
Bởi trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.
Ăn trứng chưa chín dễ mắc tiêu chảy: Nếu bạn ăn trứng chưa chín hẳn thì nó sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thu các chất protein (chất đạm) vào cơ thể.
Đồng thời nó cũng có thể làm có thể bị nhiễm các vi khuẩn tồn tại, có hại có sẵn trong trứng và dẫn đến dễ mắc bệnh tiêu chảy.
Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng: Protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Không nên cho bột ngọt vào trứng: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên.
Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Chất này cũng là thành phần chủ yếu của bột ngọt.
Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
Trứng gà đã chín để qua đêm cần bỏ ngay: Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ