Luộc vịt không cần nước, thịt vẫn chín đều lại chắc thịt, đậm đà ngon gấp 10 lần ngoài hàng
Mẹo trồng hành lá tại nhà, ăn quanh năm không hết / Mẹo "đánh bay" cảm giác bị cay ớt trong vòng 2 giây, mẹ nào không biết hối hận cả đời
Mẹo khử mùi thịt vịt
Giấm có tính axit sẽ giúp khử mùi hôi của vịt dễ dàng. Trước khi chế biến, bạn hoà giấm và muối theo tỉ lệ: 2 muối 1 giấm rồi thoa khắp mình gà vịt, chà sát nhiều lần sau đó rửa lại thật kỹ bằng nước sạch, như thế thì vịt sẽ không còn hôi khi chế biến nữa.
Chuẩn bị: 1 con vịt (nhiều hơn thì bạn tăng nguyên liệu lên là được); 1 nắm lá móc mật để tạo mùi thơm; 2 củ gừng to; 2 củ tỏi to; Muối, đường, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách làm:
Gừng bạn đem nạo sạch vỏ, rửa với nước rồi đập dập hoặc cắt lát và băm nhuyễn. Lá móc mật sau khi rửa sạch với 2 – 3 lượt nước cũng để ráo.
Dùng muối trắng dạng hạt xoa đều lên mình vịt và cả bên trong, sau đó tráng lại bằng nước để khử mùi hôi ở phần da của vịt.
Nếu muốn cùng lúc khử mùi hôi và khi nấu vịt có mùi thêm, chị em hãy dùng rượu trắng hoặc gừng. Chỉ cần rửa vịt với trắng hay giấm trắng, hoặc cắt lát củ gừng rồi chà khắp thân vịt sẽ giúp loại bỏ mùi khó chịu và khi chế biến, vịt thơm và đậm vị hơn.
Ướp vịt với gia vị và lá móc mật
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc nồi lớn có thể để vừa nguyên con vịt. Cho vịt vào bên trong rồi thêm gia vị như đường, muối, hạt nêm, tiêu, gừng, tỏi đập dập vào. Xoa đều khắp mình vịt và xoa gia vị vào cả bên trong.
Bước 2: Lá móc mật bạn vò nát hoặc băm nhỏ, nhét vào trong bụng vịt và rải quanh vịt, ướp trong vòng 30 – 40 phút để gia vị ngấm đều.
Bước 3: Lấy một chiếc nồi khác, phủ muối trắng kín đáy nồi sao cho khi đặt vịt lên, da vịt không chạm trực tiếp vào thành nồi dễ gây bén lửa và làm cháy vịt.
Bước 4: Phủ tiếp lá móc mật lên trên lớp muối vừa rải, chú ý phủ đều xong đặt vịt lên trên cùng và đem đi nấu.
Luộc vịt
Bước 1: Bạn đậy vung nồi lại rồi đặt nồi vịt lên bếp, gạt nấc lửa vừa, tuyệt đối không để lửa to vì có thể làm cháy vịt hoặc bén nồi, có mùi khét khiến vịt mất đi mùi thơm.
Bước 2: Luộc trong 20 – 30 phút, bạn mở vung ra, dùng đũa lật vịt lại để thịt vịt được chín đều. Đậy nắp vung và đun tiếp 20 phút. Đến khi thấy da vịt chuyển từ màu vàng sang nâu vàng là được.
Bước 3: Để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào thịt vịt, nếu không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín, chỉ cần tắt bếp và chặt miếng vừa ăn bày ra đũa là xong.
Vịt luộc không cần nước sẽ dùng chính mỡ mà nó tiết ra để làm chín thịt. Khi chín, vịt còn có mùi thơm của lá móc mật, khi ăn vị cũng ngon hơn hẳn vịt luộc bình thường lại không hề bị béo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu