Lưu ý cần nhớ kỹ khi ăn thanh long
Thói quen xấu khi gây hại cho sức khỏe / Mặt nạ dành riêng cho làn da bị nhiều mụn đầu đen
Thanh long là quả của một loài cây thuộc họ xương rồng, chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi, vitamin, khoáng chất quan trọng cho cơ thể.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một quả thanh long (khoảng 100 g) chứa 264 calo, 3,57 g sắt, 82,14 g carbohydrate, 1,8 g chất xơ, 82,14 g đường, 107 mg canxi, 30 mg natri, 6,4 mg vitamin C, không cholesterol và chất béo.
Lợi ích quả thanh long
Ảnh minh họa.
Giàu chất chống oxy hóa: Theo một nghiên cứu trên African Journal of Biotechnology, thanh long có chứa chất chống oxy hóa betacyanin và betaxanthins, trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, ngăn chặn chúng gây hại cho cho các cơ quan. Bên cạnh đó, theo World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, chất chống oxy hóa trong thanh long có ích trong ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể như bệnh gút và các dạng viêm khớp khác.
Kiểm soát đường huyết: Nghiên cứu trên PLOS ONE chỉ ra tác động tích cực của việc ăn thanh long đối với việc kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường. Đó là nhờ các chất dinh dưỡng trong loại quả này thúc đẩy sự phát triển của các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin.
Giàu vitamin và khoáng chất: World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences chỉ ra thanh long có chứa magiê, phốt pho, kali, vitamin A, vitamin C, kẽm, chứa một lượng nhỏ canxi và đồng.
Có tính chất của prebiotic: Thanh long có tác dụng như prebiotic (chất xơ hòa tan, không bị tiêu hóa ở ruột non), giúp tăng cường và nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột, theo Electronic Journal of Biotechnology. Thanh long cũng chứa oligosacarit, một loại carbohydrate kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho dạ dày và ruột, hỗ trợ nhiều khía cạnh của sức khỏe con người.
Chứa axit béo có lợi: Hạt thanh long mang lại giá trị dinh dưỡng đáng kể nhờ chứa nhiều axit béo như các loại dầu tự nhiên, bao gồm omega-3 và omega-9. Các chuyên gia khuyến khích bạn ăn cả hạt thanh long. Bên cạnh đó, phần vỏ của thanh long cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm tuy nhiên lại có vị đắng, có thể ăn riêng hoặc chế biến salad.
Lưu ý khi ăn thanh long
Bị tiêu chảy không nên ăn thanh long đỏ vì quả có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
Chị em có thể tạng người luôn lạnh hoặc đến kỳ kinh nguyệt cần hết sức chú ý bởi ăn thanh long đỏ vào thời điểm này dễ khiến bụng lạnh hơn, tình trạng "đèn đỏ" thêm nặng nề, gây tổn hại sức khỏe.
Thanh long đỏ không được ăn cùng với táo gai, vì táo gai có vị chua, nếu ăn cùng thanh long sẽ gây khó tiêu, đau bụng, đầy bụng. Thanh long có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, thanh nhiệt, tiêu khô, tốt nhất nên ăn kèm với tôm, kỷ tử, táo tàu…
Bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp nên ăn ít thanh long đỏ càng tốt. Trong loại quả này có chứa nhiều đường glucose, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
Do trong thanh long đỏ có chứa chất anbumin thực vật nên những người dễ bị dị ứng và phụ nữ có thai không nên ăn thanh long đỏ, nếu ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
Vỏ của quả thanh long đỏ chứa nhiều vi khuẩn, phải rửa sạch vỏ trước khi ăn, để tránh đưa vi khuẩn từ vỏ vào thịt trong quá trình cắt, từ đó ăn phải thịt thanh long đỏ bị nhiễm khuẩn.
Không kết hợp thanh long đỏ với sữa, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa! Điều này giống như việc khi bạn uống sữa thì không được uống cùng nước cam hay chanh. Thanh long chứa nhiều vitamin C, sữa lại giàu protein, khi vào cơ thể 2 chất dinh dưỡng này kết hợp tạo nên các triệu chứng ngộ độc nhẹ, gây tiêu chảy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết