Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn với phụ nữ có thai và trẻ em
Chồng chê "con người cô thấp hèn, không xứng đáng làm phu nhân giám đốc", vợ không phản biện nhưng nửa tháng sau anh phải quỵ lụy xin lỗi / Những món ăn tốt cho người thường thức khuya
Trứng vịt lộn là một trong những món ăn nhẹ bình dân nhưng bổ dưỡng ở Việt Nam. Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt… Tuy nhiên, có một số lưu ý nhất định khi ăn loại thực phẩm bổ dưỡng này, đặc biệt đối với
Theo GS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng vịt lộn tốt hơn trứng thường, nhưng phải ăn đúng liều và đúng cách mới hiệu quả.Do giàu giá trị dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đái tháo đường.
Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi nên lưu ý khi ăn trứng vịt lộnBác sĩ Doãn Thị Tường Vy - Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 khuyến cáo, trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn trứng vịt lộn. Trung bình trong 100g trứng lộn vào khoảng 1.000mcg, trong đó nhu cầu của trẻ chỉ ở khoảng 300 - 500mcg. Ăn nhiều trứng lộn thường xuyên khiến lượng vitamin A dư thừa. Vì vitamin A được hòa tan trong dầu mỡ nên khi dư thừa, chúng tích lũy dưới da, gan làm vàng da, bong tróc biểu bì, gây ảnh hưởng đến việc hình thành xương, theo báo Infonet.
Bên cạnh đó, trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…Trẻ ăn 1-2 quả 1 lúc sẽ cực kì nguy hiểm và gây khó tiêu.
Đối với trẻ em từ 5 đến 12 tuổi chỉ nên ăn 1 - 2 quả trứng cút lộn/ngày. Với trứng vịt lộn chỉ ăn 1/2 quả/ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
Trẻ từ 12 tuổi và người lớn có thể ăn hay 5 - 10 quả trứng cút lộn/ngày. Hoặc 1 - 2 quả trứng vịt lộn (ăn 2 – 3 tháng liền). Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người trưởng thành cũng không nên ăn trứng vịt lộn hàng ngày vì quá nhiều chất dinh dưỡng, dễ bị tăng cholesterol trong máu - nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… và tạo protein xấu cho người bệnh gout. Bởi vậy,không nên ăn 2 quả cùng lúc. Lưu ý, không nên ăn trứng vịt lộn buổi tối vì khó tiêu, ngủ không yên giấc.
Bà bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm với trứng vịt lộnMẹ bầu hạn chế ăn rau răm, gừng kèm trứng vịt lộn bởi vì rau răm tốt cho người bình thường, nhưng ảnh hưởng không tốt tới thai nhi; tương tự, Gừng tươi nóng có thể gây sảy thai (nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo).
Khi bồi bổ bằng trứng lộn không nên hút thuốc lá, tránh rượu bia và các chất có cồn. Trong thời gian bồi dưỡng bằng trứng vịt lộn, cần hạn chế ăn các loại gan (gà, vịt, lợn, bò...) hoặc uống thuốc có sinh tố A hàm lượng trên 1.000UI (vì trong 100g trứng vịt lộn đã có 3.914UI sinh tố A, chưa kể tiền sinh tố A), theo Sức khỏe đời sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy