Lưu ý khi sử dụng máy rửa bát
Bà bầu ăn hồng giòn được không? Những lưu ý khi ăn hồng giòn mẹ bầu cần biết / Bà bầu ăn chè đậu xanh được không? Cần lưu ý gì khi cho bà bầu ăn chè đậu xanh?
Bạn cần chú ý xếp bát thận trọng khi sử dung máy rửa mát. Nguồn ảnh: Internet
Sau khi thu dọn bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng cần rửa thì tất cả đồ dùng nên được xếp ngăn nắp, đặt úp bên trong máy rửa bát. Đặc biệt, bạn cần xếp đồ sao cho chúng không cảm trở vòng quay của tay phun.
Để giúp máy gia tăng tuổi thọ và tránh trường hơp bị tắc cho thức ăn vướng vào, bạn nên loại bỏ đồ ăn thừa dính lại trên đồ dùng trước khi cho vào máy rửa bát.
Ngoài ra, có một số đồ dùng không được cho vào máy rửa bát như dụng cụ nhà bếp và đồ dùng làm bằng gỗ, đồ trang trí làm bằng thủy tinh, đồ thủ công và đồ cổ, đồ dùng bằng nhựa không có khả năng chịu nhiệt, đồ dùng làm bằng đồng và thiếc…
Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp
Với máy Nhật: (Không có khả năng xử lý nước cứng như máy châu Âu) Với máy này có thể dùng theo 2 cách: Kinh tế nhất là dùng bột rửa, rẻ và tiện, tùy theo độ cứng của nguồn nước mà định kỳ nên dùng dung dịch vệ sinh, tẩy cặn (Có những khu vực dùng vài năm cũng ko sao nhưng có những khu nước cứng, rửa vài tháng đã bị cặn trắng xóa rồi). Cách thứ 2 là dùng viên rửa: Giá cao hơn bột khá nhiều, nếu dùng loại viên to của châu Âu thì cần chia nhỏ ra. Mục đích dùng loại này ko phải để làm mềm nước từ đầu nguồn như máy châu Âu nhé, viên này ngoài thành phần tẩy rửa nó còn có một lượng nhỏ thành phần tẩy cặn (giống như trong dung dịch vệ sinh chuyên dụng), nghĩa là nó giúp xử lý phần đã tích tụ của cặn kim loại sau khi rửa bằng nước nóng (chứ ko xử lý nước mềm như cơ chế của máy Âu) do đó nó khó có thể tẩy cặn ở mọi ngõ ngách triệt để như việc xử lý nước từ đầu.
Với máy châu Âu: Cần sử dụng kết hợp 3 thành phần là bột rửa/viên rửa với muối làm mềm nước + nước trợ xả. Trường hợp sử dụng viên all in one sẽ phù hợp với những nơi nguồn nước có độ cứng <21dH (cơ chế giống như dùng viên rửa với máy Nhật).
Những lưu ý khi sử dụng khác
Đặt chén đĩa trong ngăn đựng phải đảm bảo chúng cố định, không thể di động để tránh nó làm rối vòng xoay của nước trong quá trình rửa.
Không đặt chồng chén đĩa vào nhau hay đặt lên các vật khác.
Không đặt quá nhiều chén đĩa vào 1 ngăn đựng, chúng dễ bị rơi và làm nghẽn nhánh nước, máy bơm.
Các loại đồ dùng như chai, ly, tách, nồi, chảo nên đặt theo hướng úp ngược xuống để tiện thoát nước, ly tách không đặt quá gần nhau vì dễ bị va chạm, nứt vỡ, hãm màu.
Chén đĩa, nồi chảo bằng gỗ có thể bị hỏng khi rửa dưới nhiệt độ cao, loại bằng đồng, kẽm, bạc, thiếc có thể bị biến màu, loại bằng nhôm có thể bị phai màu sau nhiều lần rửa, loại bằng nhựa chịu nhiệt khi rửa nên đặt ở ngăn trên.
Một số đồ dùng bằng pha lê, thủy tinh sau nhiều lần rửa, có thể bị đục màu nên hạn chế rửa trong máy.
Các món đồ thủ công, đồ trang trí được khuyến cáo làm sạch được trong máy nhưng chúng có thể không bền màu, bạn cũng nên cân nhắc khi rửa.
Sau khi máy hoàn thành xong chu trình rửa nên tắt máy và đợi sau 10 – 20 phút, mở cửa máy ra để hơi nước bay ra ngoài, nhiệt độ máy nhanh giảm, chén đĩa mau khô hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tử vi ngày 24/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Dậu gặp quý nhân, Tuổi Hợi cẩn trọng trong mọi việc