Lý do bạn bị đau bụng khi mang thai
Chỉ cách bảo quản rau trong tủ lạnh để mua một lần dùng cả tuần vẫn tươi xanh, thơm ngọt / Những thực phẩm tốt nhất cho phổi bạn nên ăn
Nhiễm trùng tiết niệu
Bạn cần thận trọng với cơn đau bụng thời kỳ mang thai. Nguồn ảnh: Internet
Phụ nữ mang thai có khả năng miễn dịch thấp và dễ bị nhiễm trùng tiết niệu. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến bàng quang, có thể gây ra những cơn đau quặn. Nhiễm trùng tiết niệu cần được điều trị sớm nhất để tránh những biến chứng khi mang thai.
Kéo giãn tử cung
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng khi mang thai là kéo giãn tử cung. Tử cung luôn phải căng ra để có đủ không gian cho thai nhi phát triển. Cơn đau này thường xuất hiện sau bảy tháng, khi thai nhi bắt đầu phát triển về kích thước.
Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai nhi không làm tổ trong tử cung mà ở các vị trí bên ngoài như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng. Tình trạng này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp vì nó có thể dẫn đến sảy thai và nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Mang thai ngoài tử cung sẽ gây ra những cơn đau nhói. Điều này có thể không xảy ra trong vòng 4 đến 6 tuần đầu của thai kỳ. Nhưng sau đó, cơn đau tăng lên mỗi ngày và thậm chí có thể làm vỡ ống dẫn trứng.
Thai làm tổ trong buồng tử cung
Thời gian đầu của quá trình mang thai, sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung khiến mẹ có dấu hiệu đau bụng hơi nhói. Hoặc đau râm khó chịu. Tuy nhiên hiện tượng này là bình thường ở nhiều thai phụ và sẽ mất đi trong khoảng ít ngày sau đó.
Thai nhi đạp trong bụng mẹ
Phần lớn các chị em mang thai sẽ gặp hiện tượng thai nhi đạp trong bụng. Đây là một hiện tượng rất bình thường minh chứng cho thấy em bé đang phát triển rất tốt.
Vậy nhưng đến giai đoạn thai nhi bắt đầu đạp mạnh hơn, thành bụng của mẹ dần trở nên căng cứng hơn so với bình thường. Khi đó, cảm giác đau vùng bụng dưới ở mẹ được cảm nhận rất rõ rệt nhưng tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu và dần dần biến mất.
Khi nào cần gọi bác sĩ
Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Sốt hoặc ớn lạnh;
Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng).
Đau đầu dữ dội.
Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời).
Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu.
Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu.
Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết